Đối với việc xét xử vụ án hình sự phải thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự theo đúng thủ tục và trình tự quy định. Vậy để hiểu rõ hơn về Mẫu quyết định phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự được quy định cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự là gì?
Mẫu quyết định phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự là mẫu để ra các nội dung quyết định đối với Vụ án hình sự là vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự và đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố vụ án để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật tố tụng hình sự quy định
Mẫu số 01-HS Quyết định phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định nêu rõ người được phân công giải quyết, thông tin về bị cáo.
2. Mẫu quyết định phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––
TÒA ÁN……………….
Số:…./…..(2)/QĐ-TA
…….., ngày….. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
Phân công (3)……………….. giải quyết, xét xử vụ án hình sự
CHÁNH ÁN TÒA ÁN (4)…………………………
Căn cứ Điều 44 và Điều (5)……………………của Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Phân công: Ông (Bà) (6)…………………….Chức vụ (chức danh) (7) ……………. Tiến hành giải quyết, xét xử vụ án hình sự sơ thẩm (phúc thẩm) thụ lý số: (8)………….….đối với bị can (bị cáo) (9)……………………….bị (10)………truy tố (xét xử) về tội (11)……………
Điều 2
Ông (Bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này để bảo đảm việc giải quyết, xét xử vụ án đúng quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– (13)…………………….;
– Lưu hồ sơ vụ án.
………(12)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự:
Điền đầy đủ các thông tin:
(1) và (4) ghi tên
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA).
(3) và (7) tùy từng trường hợp phân công thì ghi “Phó Chánh án” hoặc “Thẩm phán” hoặc “Hội thẩm”.
(5) trường hợp phân công Thẩm phán thì ghi “45”; trường hợp phân công Hội thẩm thì ghi “46”.
(6) ghi đầy đủ họ tên của người được phân công. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm. Nếu có Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết được phân công, giải quyết xét xử vụ án hình sự thì ghi thêm họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết.
(8) trường hợp thụ lý sơ thẩm thì ghi số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…; trường hợp thụ lý phúc thẩm thì ghi số:…/…/TLPT-HS ngày…tháng…năm….
(9) ghi đầy đủ họ tên của bị can (bị cáo). Trường hợp có nhiều bị can (bị cáo) thì ghi đầy đủ họ tên của bị can (bị cáo) đầu vụ và các đồng phạm (ví dụ: Phạm Văn A và các đồng phạm). Trường hợp bị can (bị cáo) là pháp nhân thương mại thì ghi tên của pháp nhân thương mại đó.
(10) ghi tên Viện kiểm sát truy tố theo cáo trạng nếu là phiên tòa sơ thẩm; nếu là phiên tòa phúc thẩm thì ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
(11) ghi rõ tội danh bị truy tố theo cáo trạng nếu là phiên tòa sơ thẩm; nếu là phiên tòa phúc thẩm thì ghi tội danh theo bản án.
(12) nếu là Chánh án thì ghi “CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền thì ghi “KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”.
(13) Viện kiểm sát cùng cấp và những người có quyền đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 50 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Một số quy định của pháp luật về Việc xét xử vụ án hình sự:
Việc xem xét, giải quyết vụ án hình sự là một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể. Có thể chia quá trình giải quyết vụ án hình sự thành các giai đoạn như sau:
4.1. Khởi tố vụ án hình sự:
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng tiến hành tiếp nhận, giải quyết thông tin về tội phạm, ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Việc kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Cơ quan điều làm nhiệm vụ tiếp nhận tin, giải quyết tin và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.
4.2. Điều tra vụ án hình sự:
Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; lực lượng Cảnh sát biển; Kiểm ngư; Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) tiến hành các biện pháp điều tra hợp pháp, thu thập chứng cứ, tài liệu để xác định tội phạm và người phạm tội; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra; xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Giai đoạn này bắt đầu từ sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc ở việc Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra đình chỉ điều tra. Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự.
4.3. Truy tố:
Giai đoạn truy tố là giai đoạn Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp do pháp luật quy định để xem xét quyết định việc truy tố bị can ra Tòa án để xét xử. Giai đoạn truy tố bắt đầu khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ kèm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc bằng quyết định truy tố (theo thủ tục rút gọn) hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án.
4.4. Xét xử vụ án hình sự:
Giai đoạn xét xử vụ án hình sự là giai đoạn tòa án tiến hành các biện pháp do pháp luật quy định để xét xử vụ án, ra bản án đối với người bị Viện kiểm sát truy tố và Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Giai đoạn xét xử bắt đầu sau khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố (theo thủ tục rút gọn) của Viện kiểm sát.
Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và
Trong giai đoạn xét xử, Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm và nếu có kháng cáo, kháng nghị thì tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án. Bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành.
Bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì phải đưa ra xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án,… Quyền kháng nghị thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và cấp trên của Tòa án sơ thẩm. Khi xét xử Hội đồng xét xử chỉ xử lại những phần bị kháng cáo, kháng nghị trong bản án của tòa sơ thẩm, nhưng trên cơ sở xem xét toàn bộ vụ án. Tòa phúc thẩm có thể ra một trong các quyết định sau: bác kháng cáo, kháng nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa án sơ thẩm; hủy án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại; hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành.
Trên đây là thông tin của chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu quyết định phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự (Mẫu số 01-HS) chi tiết nhất và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: