Khi có đủ căn cứ về việc mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Vậy mẫu quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự là gì?
Mẫu quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự là mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền lập ra khi có căn cứ về việc quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự nêu rõ những thông tin về những người tiến hành tố tụng, những người tham gia phiên họp( người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, những người tham gia tố tụng khác,,)
Mẫu quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự là mẫu văn bản được dùng để ghi nhận về việc quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự. Theo đó, quá trình diễn ra phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự được tiến hành theo những trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
2. Mẫu quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)
——-
Số: ……../……/QĐST-…..(2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…., ngày ….. tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
MỞ PHIÊN HỌP SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………
Căn cứ Điều 48, điểm d khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ việc dân sự sơ thẩm thụ lý số…/…/TLST-…. (3) ngày…. tháng…. năm …
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mở phiên họp giải quyết việc dân sự:(4) …….
Điều 2. Những người tiến hành tố tụng:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) ……
Các Thẩm phán(5): Ông (Bà): …..
Ông (Bà): ……
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(6)…..
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân……. tham gia phiên họp:
Ông (Bà) ……- Kiểm sát viên
Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)…….
Điều 3. Những người tham gia phiên họp
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7) …….
Người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(8)……
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(9)……
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)……
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11)……..
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: (12)…….
Những người tham gia tố tụng khác:(13)……
Điều 4. Thời gian mở phiên họp: ….giờ…phút, ngày…tháng….năm….
Địa điểm mở phiên họp: …….
Nơi nhận:
– Như Điều 2 và Điều 3;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu: Hồ sơ việc dân sự.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định
(3) Ghi số, năm, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
(4) Ghi loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(5) Nếu việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì không cần ghi nội dung này.
(6) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu).
(8) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có); ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”.
(9) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của
(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (9).
(13) Ghi họ tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
4. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên hoà giải vụ án dân sự:
– Theo quy định của Điều 208 BLTTDS năm 2015, trước khi tiến hành phiên hoà giải, toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải. Để việc hoà giải đạt được kết quả cao, việc hoà giải phải được thực hiện theo quy định tại Điều 210 BLTTDS năm 2015. Trước khi hoà giải, thư kí toà án báo cáo thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hoà giải. Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hoà giải.
– Khi đã có đầy đủ điều kiện để tiến hành hoà giải thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có cán bộ thư kí toà án giúp việc ghi biên bản sẽ tiến hành phiên hoà giải. Thẩm phán công bố nội dung vụ án đang tranh chấp, phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình. Thẩm phán phân tích hậu quả pháp lí của việc hoà giải thành hoặc không thành để các bên đương sự tự nguyện thương lượng thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
– Sau khi được thẩm phán hướng dẫn và nghe giải thích pháp luật có liên quan đến vụ án đang tranh chấp, đến lượt nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ về vấn đề đang tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết. Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu đương sự trình bày bổ sung về những vấn đề chưa rõ, chưa thống nhất. Đối với những ý kiến của đương sự đưa ra cách giải quyết bất hợp lí như khởi kiện đòi tài sản không có căn cứ, yêu cầu bồi thường quá đáng thì thẩm phán chủ trì phải kịp thời phân tích, thẳng thắn chỉ cho họ biết yêu cầu của họ đưa ra là phi lí để họ cân nhắc lại. Sau đó, thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã thoả thuận được và những vấn đề chưa thống nhất.
– Khi đương sự thoả thuận được với nhu về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì toà án lập biên bản hoà giải thành, trong đó nêu rõ nội dung tranh chấp và những nội dung đã được đương sự thoả thuận. Biên bản này chưa có giá trị pháp lí, nó chỉ là tài liệu văn bản xác nhận một sự kiện và nó là cơ sở để toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự. Biên bản hoà giải phải có các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 211 BLTTDS năm 2015. Ngoài ra, biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ kí hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ kí của thư kí toà án ghi biên bản và của thẩm phán chủ trì phiên hoà giải. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.
– Khi phiên hoà giải kết thúc, các bên đương sự đã tìm ra tiếng nói chung, đã thoả thuận được với nhau một giải pháp để giải quyết vụ án một cách phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cả đôi bên và đã được ghi lại trong biên bản hoà giải. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 quy định phải dành cho các bên đương sự một thời gian cần thiết nữa để họ suy nghĩ, cân nhắc lại tất cả những nội dung mà họ đã thoả thuận giải quyết tranh chấp. Hết thời hạn đó mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì toà án mới ra quyết định công nhận.
– Theo quy định tại Điều 212 BLTTDS năm 2015, hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một thẩm phán được chánh án toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của c đương sự. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp.
– Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 BLTTDS năm 2015 mà các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thoả thuận này chỉ có giá trị và được thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hoà giải đồng ý bằng văn bản.
– Theo quy định tại Điều 213 BLTTDS năm 2015, quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được toà án ban hành. Đương sự không có quyền kháng cáo, viện kiểm sát không có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định này. Sở dĩ BLTTDS năm 2015 quy định như vậy là vì quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự dựa trên sự hoà giải tự nguyện của các bên và được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ do luật định. Mặt khác, trước khi toà án ra quyết định, đương sự đã có một thời gian cần thiết là 7 ngày để suy nghĩ, cân nhắc lại những điều đã cam kết thoả thuận, nếu xét thấy điều cam kết thoả thuận tại phiên hoà giải có gì bất lợi và chưa chín chắn thì vẫn có quyền xin thay đổi để đưa ra giải pháp khác. Chính vì có khoảng thời gian an toàn đó mà quyết định công nhận sau khi ban hành có hiệu lực pháp luật ngay mà vẫn không hề vi phạm quyền của đương sự.
Như vậy, quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự đã khép lại quá trình tố tụng đối với việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, để đề phòng các sai lầm hay vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình tiến hành hoà giải, Điều 213 BLTTDS năm 2015 quy định quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
– Cơ sở pháp lý: