Trong nhiều trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh của cơ quan điều tra. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh ra đời trong hoàn cảnh đó. Vậy, Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh được quy định cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh là gì?
Nhằm mục đích để ngăn chặn các bị can, bị cáo tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc các chủ thể là người phạm tội có hành vi ngăn chặn cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiệp vụ của mình thì pháp luật tố tụng hình sự đã đưa ra quy định cơ quan điều tra được thực hiện một số biện pháp ngăn chặn. Hiện nay, bảo lĩnh là một trong số những biện pháp ngăn chặn được lập ra để thay thế tạm giam do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập và theo đúng quy định của pháp luật. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu số 43/HS: Quyết định không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh là mẫu biên bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc không phê chuẩn quyết định việc bảo lĩnh theo quy định của pháp luật. Mẫu nêu rõ thông tin Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tên Viện kiểm sát ban hành quyết định; tên Cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; ghi họ, tên bị can; thông tin Cơ quan ra Quyết định về việc bảo lĩnh,… Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh:
Mẫu số 43/HS
Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]……
____________
Số:…../QĐ-VKS…-…[3]
………, ngày…… tháng…… năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
KHÔNG PHÊ CHUẨN QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BẢO LĨNH
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…
Căn cứ các điều 41, 121 và 165 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số… ngày… tháng… năm… và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm…… của [4]…… đối với [5]……. bị khởi tố về tội…… quy định tại khoản…… Điều..… Bộ luật Hình sự;
Xét Quyết định về việc bảo lĩnh số… ngày… tháng… năm…. và Văn bản đề nghị phê chuẩn số… ngày… tháng… năm…. của [6]……..;
Nhận thấy: [7]…
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Không phê chuẩn Quyết định về việc bảo lĩnh số… ngày… tháng… năm… của [6]….. đối với bị can [5]…
Điều 2. Yêu cầu [6]… thi hành Quyết định này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan ra Quyết định về việc bảo lĩnh;
– Bị can hoặc người thân thích của bị can;
-…..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG[8]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
[5] Ghi họ, tên bị can
[6] Cơ quan ra Quyết định về việc bảo lĩnh
[7] Lý do không phê chuẩn Quyết định về việc bảo lĩnh
[8] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Một số quy định về biện pháp bảo lĩnh:
4.1. Bảo lĩnh là gì?
Theo quy định tại Điều 121
Bảo lĩnh là một trong số những biện pháp ngăn chặn được quy định cụ thể trong
Biện pháp bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn tạm giữ, tạm giam và biện pháp bảo lĩnh được áp dụng trong trường hợp không cần thiết phải tạm giam nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận thấy cần phải ngăn ngừa bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án theo đúng quy định của pháp luật.
Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo đó. Những đối tượng được áp dụng biện pháp bảo lĩnh thường là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, thái độ khai báo thành khẩn hoặc bị can, bị cáo ốm đau.
Hiện nay, có hai dạng bảo lĩnh: Đó là tổ chức bảo lĩnh và cá nhân bảo lĩnh.
– Thứ nhất: Cá nhân nhận bảo lĩnh:
+ Cá nhân phải là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh.
+ Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh là người thân thích của bị can, bị cáo thì phải có từ hai người trở lên theo quy định của pháp luật.
Các chủ thể là cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
– Thứ hai: Tổ chức nhận bảo lĩnh: Đối với chủ thể là tổ chức nhận bảo lĩnh cần phải thỏa mãn điều kiện là người được bảo lĩnh phải là thành viên của tổ chức đó. Nếu là chính quyền địa phương đứng ra bảo lĩnh thì người được bảo lĩnh phải là người cư trú ở địa phương đó.
Cần lưu ý rằng các cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Nội dung giấy cam đoan phải ghi rõ trách nhiệm của mình trong việc không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trong quá trình làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được các cơ quan tiến hành tố tụng
4.2. Quy định của pháp luật về bảo lĩnh:
Theo quy định của Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về bảo lĩnh có nội dung cụ thể như sau:
– Đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh:
Như đã phân tích ở trên thì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn được áp dụng thay thế cho biện pháp tạm giam. Do đó, đối tượng áp dụng biện pháp này thường là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, thái độ khai báo thành khẩn hoặc bị can, bị cáo ốm đau, bệnh tật, có cá nhân hoặc tổ chức đứng ra nhận bảo lĩnh.
– Thẩm quyền và thủ tục bảo lĩnh:
Thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định cho bảo lĩnh.
Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
+ Bị can, bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lí do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
+ Bị can, bị cáo không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu huỷ, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án.
+ Bị can, bị cáo không đe doạ, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
– Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã đưa ra quy định cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh.
+ Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh phải có ít nhất hai người đủ 18 tuổi trở lên và là người thân thích của bị can, bị cáo.
+ Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của cơ quan, tổ chức mình.
Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ của họ. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
Các cá nhân nhận bảo lĩnh phải có tư cách đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lí người được bảo lĩnh. Việc nhận bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.
Đối với cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh thi việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
– Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
– Đối với trường hợp cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức đó bị tước quyền bảo lĩnh và tùy mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, các chủ thể là người được bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc hơn.
Như vậy, pháp luật đã quy định khá cụ thể về biện pháp bảo lĩnh. Việc ban hành quy định về biện pháp bảo lĩnh dã góp phần ngăn chặn các bị can, bị cáo tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc các chủ thể là người phạm tội có hành vi ngăn chặn cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiệp vụ của mình. Từ đó, nhanh chóng giải quyết vụ án hình sự một cách chính xác, tránh oan sai và những sai sót xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án.