Khởi tố vụ án hình sự là một trong những giai đoạn đầu của một vụ án hình sự. Theo đó các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin tố giác về tội phạm xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm và tiến hành hoặc không tiến hành khởi tố vụ án hình sự theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự là gì?
Như chúng ta đã biết thì thông qua bộ luật tố tụng hình sự có thể hiểu rằng việc khởi tố hay khởi tố hình sự là giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra nên nó có chức năng chính là thực hiện nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức đối với việc điều tra vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự cũng được xem là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong giai đoạn tiếp theo là giai đoạn điều tra. Khởi tố hình sự cùng với các giai đoạn tiếp theo trong tố tụng hình sự sẽ góp phần hiệu quả trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong xã hội.
Như vậy có thể đưa ra kết luận đó là khởi tố vụ án chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng và từ đó các quan hệ tố tụng bắt đầu phát sinh. Tầm quan trọng và ý nghĩa mở đầu một quá trình tố tụng của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nằm ở chỗ, chính trong giai đoạn này các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trên cơ sở những thông tin ban đầu thu thập được đi đến xác định có hay không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Dựa trên cơ sở đó cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phù hợp. Khi phát sinh những quan hệ tố tụng thì cũng là lúc có thể nảy sinh các vấn đề liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ đó. Vì thế việc xác định căn cứ khởi tố nhằm hạn chế tối đa những khả năng vi phạm các quyền cơ bản của công dân đồng thời xác định thời điểm mà các quan hệ tố tụng được khởi phát là cơ sở cho việc thực hiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự khác liên quan đến sự kiện pháp lý phải điều chỉnh.
Như những phân tích được đưa ra như trên thì việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa thực tiễn của vấn đề giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đặt ra yêu cầu phải có quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Bởi vì, nếu như mục tiêu chung của tố tụng hình sự là nhằm “phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”, thì khởi tố vụ án hình sự là “phát hiện chính xác, nhanh chóng những tội phạm đã xảy ra để” từ đó đề ra những biện pháp phù hợp cho việc điều tra làm rõ và xử lý công minh đối với mọi tội phạm. Bằng cách đó, khởi tố không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chung của tố tụng hình sự mà còn là bảo đảm quan trọng để toàn bộ quá trình tố tụng hình sự được khởi hành và khởi hành đúng hướng, theo đúng mục tiêu.
Theo đó có thể dễ ràng nhận thấy việc khởi tố đúng đắn và kịp thời là một trong những bảo đảm quan trọng để xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành vi phạm tội đã xảy ra. Ngược lại, nếu các hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố (ví dụ như tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm…) không đầy đủ, đúng đắn, bị những định kiến chủ quan hoặc nhận thức sai lệch, thiếu kiểm tra, xác minh cần thiết… thì có thể dẫn đến chậm trễ, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hoặc sẽ gặp những khó khăn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự là mẫu với nội dung và thông tin do cơ quan có thẩm quyền ban hành và với mục đích bảo vệ các quyền về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản và các quyền tự do dân chủ khác của công dân được pháp luật thừa nhận theo quy định dựa trên việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chính những quy định về khởi tố vụ án hình sự.
2. Mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự:
Mẫu số 20/HS
Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________
VIỆN KIỂM SÁT[1]
… [2]…..
__________
Số:…../QĐ-VKS…-…[3]
……, ngày…… tháng…… năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…
Căn cứ các điều 41, 143, 153, 154, 159, 161 và 165[4] Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét thấy [5]……. về vụ việc [6]……. xảy ra ngày…… tháng…… năm……. tại…… có dấu hiệu tội phạm… quy định tại khoản….… Điều…… Bộ luật Hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Khởi tố vụ án hình sự ….. quy định tại khoản…… Điều….. Bộ luật Hình sự.
Điều 2. Yêu cầu Cơ quan [7] …… tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan điều tra;
– VKS cấp trên;
– ……;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG[8]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Bổ sung căn cứ Điều 432 BLTTHS trong trường hợp khởi tố vụ án hình sự đối với Pháp nhân thương mại phạm tội. Trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại thì căn cứ theo quy định tại Điều 155 BLTTHS
[5] Nêu rõ căn cứ khởi tố theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 5 Điều 143 BLTTHS. Trường hợp khởi tố do hủy quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì bổ sung căn cứ Quyết định hủy Quyết định không khởi tố vụ án
[6] Nêu tên vụ việc
[7] Ghi tên Cơ quan điều tra có thẩm quyền
[8] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Căn cứ quyết định Khởi tố vụ án hình sự:
Căn cứ thứ nhất dựa trên dựa vao điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự đó là tố giác của cá nhân có thể hiểu tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác của cá nhân được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường điện thoại, thư tín… và có thể được thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản. Mọi người đều có quyền tố giác về tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác minh có hay không có sự việc phạm tội xảy ra. Việc khởi tố vụ án hình sự căn cứ vào tố giác của cá nhân chỉ được được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác điều tra, xác minh và xác định đã có sự việc phạm tội xảy ra đúng theo nội dung của tố giác.
Căn cứ thứ hai đó chính là tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa là tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân
Căn cứ thứ ba đó chính là tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng về phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện thông tin có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài tuyền hình, đài phát thanh,… Khi có được thông tin về tội phạm do các phương tiện thông tin đại chúng đưa, thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh để kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không, làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
Căn cứ thứ tư đó chính là kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước, tức là kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyết xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Cùng với các nguồn tin khác, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước là nguồn tin để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
Căn cứ thứ năm đó chính là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm, đây là trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và dùng đó làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Căn cứ thứ sáu đó chính là, người phạm tội tự thú chính là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.