Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Luật thi hành án đã có những quy định rất rõ ràng về những vấn đề liên quan đến pháp nhân như chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia các giai đoạn trong tố tụng hình sự và kê biên tài sản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định kê biên tài sản của pháp nhân là gì?
Kê biên là hoạt động bảo đảm thi hành án do cơ quan thi hành án tiến hành kiểm kê, lập danh sách tài sản thuộc sở hữu của bị can, bị cáo hoặc người có trách nhiệm dân sự theo bản án, quyết định của Toà án.
Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo việc thi hành án. Trong thời gian kê biên, đối tượng bị áp dụng bị hạn chế quyền về tài sản. Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng với đối tượng là với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải tất cả các tài sản của những người thuộc các đối tượng trên đều bị kê biên.
Mẫu quyết định kê biên tài sản của pháp nhân là mẫu quyết định do cơ quan, cá nhân lập ra để kê biên tài sản đối với bị can, bị cáo chịu hình phạt hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại. Trong mẫu quyết định nêu cơ quan, cá nhân ra quyết định, thông tin tài sản kê biên và nơi đặt tài sản kê biên
Mẫu quyết định kê biên tài sản của pháp nhân là mẫu quyết định được lập ra bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền dùng để kê bên tài sản đến địa điểm khác. Kê biên tài sản được áp dụng khi bị can, bị cáo chịu hình phạt hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
2. Mẫu quyết định kê biên tài sản của pháp nhân:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định về việc kê biên tài sản của pháp nhân như sau:
…….
…….
Số: …….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày…… tháng…… năm……..
QUYẾT ĐỊNH KÊ BIÊN TÀI SẢN CỦA PHÁP NHÂN
Tôi: ……….
Chức vụ: ……..
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân số: ……..
ngày ……… tháng ……… năm ………….. của ……….
Căn cứ ……….
Căn cứ các điều 128, 436 và 437
QUYẾT ĐỊNH:
Kê biên: ……..
đặt tại: …….
của pháp nhân: ………
Tên bằng tiếng Việt: ……..
Quốc tịch (nếu có): ……….
Tên bằng tiếng nước ngoài: …….Tên viết tắt: ………
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Địa chỉ liên lạc: ……….
Quyết định thành lập số: ……… ngày ……… tháng ……… năm ….. của ……
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền: ……….
cấp ngày ……… tháng ……… năm ….. Nơi cấp: ……..
Phân công ông/bà: …….. tổ chức thi hành Quyết định này.
Tài sản bị kê biên giao cho người đứng đầu pháp nhân là ông/bà: …….
có trách nhiệm bảo quản cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát ……
Nơi nhận:
– VKS….
– Người đứng đầu của pháp nhân;
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
– Hồ sơ 02 bản.
3. Hướng dẫn mẫu quyết định kê biên tài sản của pháp nhân:
Mẫu quyết định kê biên tài sản của pháp nhân chi tiết nhất có những nội dung như sau:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu: Mẫu quyết định kê biên tài sản của pháp nhân
– Người ra quyết định: tên, chức vụ
– Người bị kê biên tài sản: tên, giới tính, năm sinh, chức vụ, CCCD
– Phân công tài sản bị kê biên giao cho người đứng đầu pháp nhân
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Điều kiện áp dụng kê biên tài sản
Theo quy định của Bộ luật hình sự quy định như sau:
“Điều 128. Kê biên tài sản
1. Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được
3. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
4. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:
a) Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
b) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
c) Người chứng kiến.
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.“
Như vậy theo quy định trên thì biện pháp kê biên tài sản được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, Kê biên tài sản áp dụng đối với đối với bị can, bị cáo về tội bị chịu hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại.
Theo đó, chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Khi kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt những người sau:
– Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
– Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
– Người chứng kiến.
Thẩm quyền áo dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của pháp nhân
Kê biên tài sản có thể được áp dụng đối với pháp nhân khi bị khởi tố, điều tra, truy tố hoặc xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định. Do vậy tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của pháp nhân được xác định như sau:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Tuy nhiên quyết định kê biên tài sản của những người này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án
– Hội đồng xét xử.
Trình tự, thủ tục kê biên tài sản
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Chỉ được kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại, khi tiến hành kê biên phải có mặt đầy đủ người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên và người chứng kiến
Như vậy, Kê biên tài sản là một trong các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố hay xét xử. Về bản chất biện pháp này được áp dụng là nhằm đảm bảo cho viện thi hành án đồng thời sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
5. Trình tự, thu tục kê biên tài sản thi hành án dân sự:
– Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa Điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định pháp luật
– Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Như vậy, quá trình kê biên tài sản được tiến hành theo thủ tục được quy định đó là Chấp hành viên theo nhiệm vụ phải thông báo cho cơ quan chính quyền nơi tài sản kê biên về thời gian và địa điểm