Trong hoạt động của cơ quan điều tra, vai trò của Thủ trưởng, cấp trưởng được đề cao với tư cách là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, họ quyền hủy bỏ quyết định của cấp phó, cán bộ điều tra trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Mục lục bài viết
1. Quyết định hủy bỏ quyết định của cấp phó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự là gì?
Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì: “Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm”.
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa như sau: “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của trình tự tố tụng, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự”.
Mặc dù có nhiều khái niệm được đưa ra về khởi tố vụ án hình sự nhưng chung quy, có thể hiểu: Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên, trong đó cơ quan hoặc người có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự xác định có hay không dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Giai đoạn khởi tố bắt đầu từ khi tiếp nhận thông tin về tội phạm hoặc phát hiện tội phạm và kết thúc khi quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự được ban hành.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý để thực hiện việc điều tra. Các hoạt động điều tra và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án.
Điều tra là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Nếu không có hoạt động điều tra, Viện kiểm sát không có cơ sở để truy tố,
Thẩm quyền điều tra được trao cho cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Quyết định hủy bỏ quyết định của cấp phó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự là văn bản do cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban hành nhằm hủy bỏ quyết định của cấp phó đã ban hành trước đó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự do không có căn cứ hoặc trái pháp luật.
Thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ quyết định của cấp phó của cấp trưởng được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể:
– Điểm d, Khoản 1, Điều 39 quy định: “Cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra…có những nhiệm vụ, quyền hạn: d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra;”
– Điểm d, Khoản 1, Điều 40 nêu rõ: “Cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra…có những nhiệm vụ, quyền hạn: d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra.”
Thẩm quyền này xuất phát từ nguyên tắc: Khi vắng mặt, cấp trưởng ủy quyền cho một cấp phó được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng. Cấp phó chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền. Chính vì cấp phó thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên cơ sở được ủy quyền, do đó, khi quyết định của cấp phó không có căn cứ, trái pháp luật cấp trưởng hoàn toàn có quyền hủy bỏ quyết định của cấp phó.
Quyết định hủy bỏ quyết định của cấp phó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện sự quan tâm, sát sao của cấp trưởng đối với các quyết định/lệnh do cấp phó ban hành. Kể từ thời điểm quyết định hủy bỏ có hiệu lực thì quyết định của cấp phó chấm dứt hiệu lực, cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quyết định của cấp phó ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi có quyết định mới thay thế. Quyết định hủy bỏ cũng là cơ sở để hợp pháp hóa hoạt động của cấp trưởng, cấp phó, cá nhân, tổ chức, đơn vị liên quan.
Quyết định của cấp phó có thể là quyết định khởi tố vụ án hình sự là không không có căn cứ khi không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá;….
Quyết định của cấp phó cũng có thể là trái pháp luật trong trường hợp chủ thể này không có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Ví dụ, theo quy định của pháp luật:
“Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;” (Điểm a, Khoản 1, Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự).
Trong trường hợp này, nếu cấp phó thuộc cơ quan của Bộ đội biên phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi tội phạm không xảy ra trong lĩnh vực và địa bàn mình quản lý, hay chứng, lý lịch của người phạm tội phức tạp thì quyết định khởi tố được coi là trái pháp luật. Nếu sai thẩm quyền thì quyết định đó không có hiệu lực và việc cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hủy quyết định của cấp phó là điều hoàn toàn hợp lí và hợp pháp.
2. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định của cấp phó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự:
Quyết định hủy bỏ quyết định/lệnh của cấp phó trong việc khỏi tố, điều tra vụ án hình sự (Sử dụng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) theo Mẫu số 50, ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA:
……………. |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | ||
Số: ……… /QĐ- ……… | ……….., ngày………… tháng………. năm……… |
QUYẾT ĐỊNH HUỶ BỎ QUYẾT ĐỊNH/LỆNH CỦA CẤP PHÓ
TRONG VIỆC KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ (1)
………………….. (2)
Căn cứ(3) ……………..
Căn cứ khoản 1 Điều(4)…………… Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Huỷ bỏ Quyết định/Lệnh…..
số:…………. ngày ………… tháng ……….. năm…………….. của………..về việc:…..
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát………….
và
Nơi nhận: – VKS ……….. – ……… – Hồ sơ 02 bản.
| ……………
|
3. Hướng dẫn mẫu quyết định hủy bỏ quyết định của cấp phó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự:
Hướng dẫn mẫu quyết định hủy bỏ quyết định của cấp phó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự:
(1) Dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
(2) Chức danh tư pháp của người ký ban hành văn bản;
(3) Ghi rõ căn cứ khẳng định Quyết định/Lệnh của cấp phó là không có căn cứ hoặc trái pháp luật;
(4) Căn cứ Điều 39 hoặc Điều 40 Bộ luật Tố tụng hình sự;
(5) Ghi tên cá nhân/cơ quan/tổ chức có liên quan.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự