Việc hoãn phiên tòa phải được thực hiện theo các trình tự thủ tục nhất định và kèm theo Quyết định hoãn phiên tòa. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về Mẫu số 44-HS: Quyết định hoãn phiên tòa và hướng dẫn soạn thảo chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Quyết định hoãn phiên tòa là gì?
Hoãn phiên tòa được hiểu là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định và đối với việc hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoàn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc hoãn phiên tòa xét xử được thực hiện trước khi phiên tòa diễn ra theo quy định
Quyết định hoãn phiên tòa là quyết định được các cơ quan có thẩm quyền đề ra với các nội dung và thông tin về việc hoãn phiên tòa, theo quy định thì phiên tòa phải được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Tuy nhiên, có những trường hợp vì những lý do khác nhau dẫn đến phiên toà sơ thẩm không diễn ra theo đúng trình tự nêu trên và có thể bị hoãn hoặc tạm ngừng thì cần có quyết định hoãn phiên tòa như đã nêu trên
Quyết định hoãn phiên tòa là quyết định để hoãn phiên tòa với các mục đích như trong các trường hợp cụ thể có thể là hoãn phiên tòa để có sự khách quan và đúng đắn hơn hay với các mục đích như cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và tiến hành giám định bổ sung, giám định lại trong các trường hợp theo quy định
2. Quyết định hoãn phiên tòa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
………., ngày….. tháng….. năm……
TÒA ÁN………(1)
___
Số:…../….. (2)/HSST-QĐ
QUYẾT ĐỊNH
HOÃN PHIÊN TÒA
CHÁNH ÁN TÒA ÁN (3)……..
Căn cứ các điều 44, 53, 297, 299 và 326 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ văn bản ngày…tháng…năm…của Hội đồng xét xử sơ thẩm (phúc thẩm);
Xét thấy Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vắng mặt (bị thay đổi),
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hoãn phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm (phúc thẩm) thụ lý số: (4)……..Đối với bị cáo (các bị cáo): (5)………Bị (6) Truy tố (Xét xử) về tội (các tội) (7)
Theo điểm (các điểm)…….khoản (các khoản)………Điều (các điều)……… của Bộ luật Hình sự.
2. Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa xét xử vụ án được ấn định lại như sau (8)
Nơi nhận:
-(10)……
– Lưu hồ sơ vụ án
(9)……
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Quyết định hoãn phiên tòa:
(1) (3) ghi tên
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: 16/2017/HSST-QĐ).
(4) trường hợp thụ lý sơ thẩm thì ghi số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…; trường hợp thụ lý phúc thẩm thì ghi số:…/…/TLPT-HS ngày…tháng…năm….
(5) ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp của bị cáo đầu vụ; nếu có nhiều bị cáo thì ghi thêm “và đồng phạm”. Trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, tên người đại diện theo pháp luật.
(6) trường hợp hoãn phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm thì ghi tên Viện kiểm sát cùng cấp; trường hợp hoãn phiên tòa xét xử vụ án hình sự phúc thẩm thì ghi tên Tòa án cấp sơ thẩm.
(7) ghi tội danh bị truy tố theo cáo trạng hoặc tội danh bị xét xử theo bản án sơ thẩm.
(8) ghi rõ thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa (ví dụ: Thời gian, địa điểm phiên tòa xét xử vụ án sẽ được mở lại vào hồi 08 giờ 00 phút ngày 18 tháng 8 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Y, thành phố H), địa chỉ số 2A, phố Z, phường X, quận Y, thành phố H. Trong trường hợp chưa ấn định được thì ghi Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa xét xử vụ án sẽ được Tòa án
(9) nếu là Chánh án thì ghi “CHÁNH ÁN”; nếu là Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền thì ghi
“KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”.
(10) ghi theo quy định tại khoản 4 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Quy định của pháp luật về hoãn phiên tòa:
Tại Điều 297. Hoãn phiên tòa
– Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;
+ Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
+ Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
+ Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
– Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
– Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
+ Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
+ Vụ án được đưa ra xét xử;
+ Lý do của việc hoãn phiên tòa;
+ Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
– Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, Pháp luật tố tụng hình sự quy định trong trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm mà bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì Kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư kí phiên tòa bị thay đổi theo quy định thì người bào chữa được đoàn luật sư cử theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng vắng mặt thì bắt buộc Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Nếu vắng mặt người bị hại và nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định thì Hội đồng xét xử có thể hoãn phiên tòa hoặc tiếp tục xét xử theo quy định của pháp luật đề ra
Trong các trường hợp tại phiền tòa phúc thẩm mà Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật, nếu trong các trường hợp người bào chữa, và người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị đã được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm mà vắng mặt thì theo quy định Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt đối với các trường hợp khác phải hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật hiện hành
5. Thủ tục hoãn phiên tòa xét xử hình sự:
Quy định tại Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời gian hoãn phiên tòa không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Đáng lưu ý là nếu đã hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Ngoài ra, về khi Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa thì phải được lập thành văn bản, bắt buộc có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định
– Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án
– Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa
– Vụ án được đưa ra xét xử
– Lý do của việc hoãn phiên tòa
– Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa
Khi đó, Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa về việc hoãn phiên tòa và việc hoãn phiên tòa phải được thực hiện dựa trên các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, Các trường hợp hoãn phiên tòa không đúng quy định sẽ bị xử lý theo quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 44-HS: Quyết định hoãn phiên tòa và hướng dẫn soạn thảo chi tiết và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015.