Trong một số trường hợp, trong quá trình giải quyết, khi xét thấy có lý do và có căn cứ thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ ra quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự. Vậy mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự:
- 3 3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
- 4 4. Quy định của pháp luật về hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
1. Mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự là gì?
Mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự là mẫu văn bản do Thẩm phán- chủ toạ phiên họp phúc thẩm lập ra, khi hội đồng giải quyết việc dân sự có căn cứ và có lý do để tạm ngưng họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự. Mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự nêu rõ những thông tin về Toà án ra quyết định, số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà
Mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự là văn bản được dùng để quyết định về việc hoãn phiên họp phúc thẩm của Hội đồng giải quyết vụ việc. Mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự là cơ sở để hội đồng giải quyết vụ việc dân sự ngưng phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự. Trong quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự nêu rõ lý do hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự và thời gian, địa điểm mở lại phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
2. Mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
——-
Số: ……../……/QĐPT-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
————–
…(2) …., ngày ….. tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
HOÃN PHIÊN HỌP PHÚC THẨM GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………..
Thành phần giải quyết việc dân sự gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) ….
Các Thẩm phán: Ông (Bà) ……
Ông (Bà) ….
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(3) ……
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân …… tham gia phiên họp:
Ông (Bà) – Kiểm sát viên.
Đã tiến hành mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số: …../…./TLPT-…… ngày…. tháng….. năm….. về việc(4) …theo Quyết định mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự số: …/…/QĐPT-… ngày … tháng …. năm , gồm những người tham gia tố tụng sau đây:
– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(5)…..
Người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6)….
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)…….
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(8)…..
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: (9)…..
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)…..
Xét thấy(11)……..
Căn cứ(12)…..Bộ luật Tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số…./…./TLPT-…..(13) ngày…. tháng….. năm ….
Điều 2. Thời gian, địa điểm mở lại phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự được ấn định như sau:(14) …..
Nơi nhận:
– Đương sự,(15)…. ;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu: Hồ sơ việc dân sự.
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
(1) Ghi tên
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số: 20/2018/QĐPT-HNGĐ”).
(3) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
(4) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(5) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(6) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”.
(7) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của
(8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi rõ lý do của việc hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại Điều 374 Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Xét thấy người kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt tại phiên họp lần thứ nhất vì bị tai nạn lao động phải đi cấp cứu tại bệnh viện,…).
(12) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(13) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
(14) Ghi rõ thời gian, địa điểm mở lại phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự (ví dụ: Phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự sẽ được mở lại vào hồi 08 giờ 00 ngày 10 tháng 9 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh H; địa chỉ số …., phố K, thị xã X, tỉnh H). Trong trường hợp chưa ấn định được thì ghi “Thời gian, địa điểm mở lại phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự sẽ được Tòa án
(15) Nếu đương sự có người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
4. Quy định của pháp luật về hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
Hoãn phiên toà phúc thẩm vụ án dân sự:
– Tại Điều 296 BLTTDS năm 2015 quy định kiểm sát viên được phân công tham gia phiên toà phúc thẩm vắng mặt thì hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên toà ( trừ trường hợp viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.)
– Trong trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm xét xử vắng mặt họ. Người kháng cáo được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo. Nếu trong trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm xét xử vắng mặt họ theo quy định của pháp luật. Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và toà án đưa vụ án ra xét xử.
– Theo đó, phiên toà phúc thẩm sẽ hoãn nếu trong trường hợp người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt. Theo đó, sự kiện này sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý, đó là toà án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó. Toà án sẽ ra quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm nếu trong trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.Trong phần quyết định của bản án, toà án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó
– Toà án sẽ tiến hành xét xử vụ án dân sự theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. .Thời hạn hoãn phiên toà và quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm được thực hiện theo quy định , theo đó thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
– Cơ sở pháp lý: