Trong quá trình đấu giá để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia giao dịch, pháp luật quy định về đấu giá và các biểu mẫu được sử dụng trong quá trình đấu giá tài sản. Một trong số đó là mẫu quyết định giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá:
- 4 4. Một số quy định về bán đấu giá tài sản:
- 5 5. Một số quy định về người mua tài sản bán đấu giá:
1. Quyết định giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá là gì?
Đấu giá mang lại nhiều lợi ích và vai trò to lớn. Thông qua hoạt động bán đấu giá tài sản mà quyền lợi của người có tài sản sẽ được thỏa mãn một cách tốt nhất theo đúng yêu cầu của người đó, còn người mua sẽ mua tài sản với giá cả phù hợp và quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng nhanh chóng. Sau khi đã hoàn thành đấu giá tài sản thì người bán đấu giá tài sản phải chuyển giao lại tài sản bán đấu giá cho bên mua. quyết định giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá ra đời trong hoàn cảnh đó và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
Mẫu quyết định về việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin tài sản, người mua tài sản, quyết định giao tài sản, giá trị tài sản,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong quân đội. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, chấp hành viên ký và ghi rõ họ tên để quyết định về việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá có giá trị.
2. Mẫu quyết định giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá:
Mẫu số 59/QĐ-PTHA
BTL QK….(BTTM, QCHQ) PHÒNG THI HÀNH ÁN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: ………/QĐ-PTHA | ……………, ngày ….. tháng ….. năm ……. |
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá)
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …..;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ..…. ngày … tháng…. năm …… của Tòa án ….. (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số …. ngày …. tháng … năm …. của Trưởng phòng Thi hành án ….;
Căn cứ kết quả bán đấu giá tài sản của ……..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao tài sản cho ……..
địa chỉ ……..
Tài sản gồm: ……..
Giá trị tài sản là …… (bằng chữ ….) để thi hành án.
Điều 2. Người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 59/QĐ-PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập quyết định về việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
+ Tên biên bản cụ thể là quyết định về việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý lập quyết định về việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
+ Nội dung quyết định về việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
+ Thông tin tài sản bán đấu giá.
– Phần cuối biên bản:
+ Nơi nhận.
+ Ký và ghi rõ họ tên của chấp hành viên.
4. Một số quy định về bán đấu giá tài sản:
Theo Điều 451
– Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Đối với việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Như vậy, ta có thể hiểu, bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể được tham gia trả giá mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật. Khoản tiền này nhằm ràng buộc người đã đăng kí phải tham gia bán đấu giá hoặc không mua tài sản thì số tiền này không được lấy lại. Nếu họ có tham gia đấu giá nhưng không mua được thì được nhận lại số tiền lệ phí mà mình đã đóng.
Khi tham gia đấu giá tài sản, cá nhân hay tổ chức trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó được mua tài sản. Nếu trong cuộc bán đấu giá mà không ai trả giá cao hơn giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành và sẽ được tổ chức lại.
Thông qua hình thức bán đấu giá tài sản, quyền lợi của người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua được tài sản với giá cả phù hợp, các quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng 1 cách nhanh chóng.
Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại
5. Một số quy định về người mua tài sản bán đấu giá:
Người mua có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Người nào trả giá cao nhất (nhưng không được thấp hơn giá khởi điểm) sẽ được mua tài sản đấu giá. Nếu người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi người điều hành bán đấu giá tuyên bố được mua tài sản thì cuộc bán đấu giá tiếp tục và bắt đầu từ giá liền kề. Người rút lại giá không được hoàn trả khoản tiền đặt trước. Số tiền này thuộc về người có tài sản.
Trường hợp người trả giá cao nhất đã được mua tài sản đấu giá sau đó từ chối mua thì tài sản được bán cho người trả giá liền kề, nếu người được ưu tiên không mua tài sản thì cuộc bán đấu giá không thành. Người trả giá cao nhất không mua sẽ mất tiền đặt cọc trước. Đây được coi là số tiền bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng không phải là đặt cọc.
Ngoài ra, người mua tài sản có quyền sở hữu tài sản kể từ khi nhận tài sản là động sản. Nếu tài sản là bất động sản thì quyền sở hữu phát sinh kể từ sau khi đăng kí trước bạ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ theo Điều 48
– Người trúng đấu giá có các quyền sau đây:
+ Người trúng đấu giá có quyền yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Người trúng đấu giá có quyền được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
+ Người trúng đấu giá có quyền được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;
+ Người trúng đấu giá có các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
– Người trúng đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
+ Người trúng đấu giá có nghĩa vụ ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
+ Người trúng đấu giá có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Người trúng đấu giá có các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Pháp luật nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thực hiện các hành vi sau đây, cụ thể là:
– Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá.
– Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thông đồng, móc nối với đấu giá viên; tổ chức đấu giá tài sản; người có tài sản đấu giá; người tham gia đấu giá khác; cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
– Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác có hành vi cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá.
– Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác có hành vi đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên; người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.