Hiện nay, nhiều vụ việc đã được giải quyết theo thủ tục rút gọn nhằm giảm bớt vấn đề thủ tục nặng nề, thời gian giải quyết kéo dài trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Vậy, Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn (80-DS) có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn là gì?
“Thủ tục rút gọn”, “thủ tục đơn giản” hay “thủ tục giản lược” (procédure sommaire/summary procedure, simplified procedure) theo pháp luật Pháp là “thủ tục tố tụng theo đó các thủ tục được đơn giản hóa hơn so với thủ tục tố tụng thông thường, được áp dụng trước các
Trong một công trình nghiên cứu khoa học khác, thủ tục rút gọn được tiếp cận một cách khá cụ thể và chi tiết hơn: “Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là loại hình thủ tục tố tụng được giản lược, do một Thẩm phán tiến hành giải quyết đối với các vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có nội dung đơn giản, rõ ràng hoặc có giá trị nhỏ theo một trình tự tố tụng đơn giản, nhanh chóng, phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật ngay hoặc có thể bị phản kháng để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thông thường hoặc thủ tục phúc thẩm được giản lược”.
Khái niệm thủ tục rút gọn cũng được giải thích tại khoản 1 Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó: “Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.”
Căn cứ vào khái niệm thủ tục rút gọn thì có thể hiểu xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn là hoạt động của Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện hoạt động xét xử vụ án dân sự khi nhận được kháng cáo, kháng nghị của thẩm quyền với trình tự đơn giản so với thủ tục xét xử phúc thẩm thông thường nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn là văn bản do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm ban hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn nhằm đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải có nội dung: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên Tòa án ra quyết định; Vụ án được đưa ra xét xử; Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa; Xét xử công khai hoặc xét xử kín; Họ, tên người được triệu tập tham gia phiên tòa; Họ, tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán dự khuyết (nếu có); Họ, tên, tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo; Viện kiểm sát kháng nghị (nếu có); Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có).
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi ngay cho những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo hồ sơ vụ án để nghiên cứu. Đây là nghĩa vụ đặc trưng trong bất kỳ quyết định nào được Tòa án ban hành, đặc biệt là việc gửi quyết định cho Viện kiểm sát nhằm giúp cơ quan này nghiên cứu, kiểm soát hoạt động tư pháp. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn là một trong ba quyết định mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm phải ra sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử. Đây là quyết định có giá trị đưa vụ án ra xét xử vào đúng thời gian, địa điểm đưa ra trong quyết định, tức là phát sinh nghĩa vụ của tòa án, các cá nhân, tổ chức, có quan có liên quan (Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm). Quyết định còn là cơ sở để hợp pháp hóa mọi hoạt động của Tòa án và thể hiện trách nhiệm của cơ quan này trong việc tuân thủ pháp luật.
Phúc thẩm theo thủ tục rút gọn phát sinh dựa trên kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn, trong đó thời hạn kháng cáo, kháng nghị là:
– Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc bản án, quyết định được niêm yết.
– Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định.
Nội dung về thời hạn này được quy định tại Điều 322 Bộ luật tố tụng dân sự, là căn cứ pháp lý để cá nhân, tổ chức kháng cáo tự bảo vệ quyền lợi của mình và Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN NHÂN DÂN.….. (1)
Số: ……/ ……/QĐ-PT
……, ngày…… tháng…… năm……
QUYẾT ĐỊNH
ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ PHÚC THẨM
THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
TÒA ÁN NHÂN DÂN……………..(2)
Căn cứ vào Điều 48, Điều 323 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số…/…/TLPT-…(3) ngày… tháng…năm ……
QUYẾT ĐỊNH:
1.Đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án dân sự về:(4) …………….
Nguyên đơn(5) ………….
Địa chỉ: ………………….
Bị đơn(6) ………….
Địa chỉ: ……………………
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)(7)…………………
Địa chỉ:………………
Do có kháng cáo (kháng nghị) của: (8)…………………
Thời gian mở phiên toà:……giờ…phút, ngày……tháng……năm………..
Địa điểm mở phiên toà:…………
Vụ án được (xét xử công khai hay xét xử kín).
2.Những người tiến hành tố tụng:(9)
Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: Ông (Bà)………..
Các Thẩm phán: Ông (Bà) …………………
Ông (Bà)…………..
Thư ký Toà án: Ông (Bà)…………..
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân:……… tham dự phiên toà (nếu có):
Ông (Bà): …
3.Những người tham gia tố tụng khác:(10)………….
Nơi nhận:
– Các đương sự;
– Viện kiểm sát cùng cấp;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn:
(1) và (2) Ghi tên Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H); nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại thành phố nào (ví dụ: Toà án nhân dân cấp cao tại thành phố Hà Nội).
(3) Ghi số ký hiệu và năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số 05/2017/TLPT-LĐ).
(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(5), (6) và (7) Nếu nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó.
(8) Ghi họ tên của người kháng cáo, tư cách tham gia tố tụng của người đó.
(9) Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán.
(10) Ghi họ tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
Cơ sở pháp lý:
Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán