Ở cấp tòa án phúc thẩm, đối với những trường hợp vơi các lý do khác nhau làm cho việc giải quyết vụ án không thể thực hiện được Hội đồng xét xử ra quyết định chỉ xét xử phúc thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo quy định pháp luật. Vậy Mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) có những nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) là gì, Mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) theo mẫu 70-DS:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử):
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử):
1. Mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) là gì, Mục đích của mẫu đơn?
Đình chỉ xét xử phúc thẩm là quyết định của toà án làm chấm dứt hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm và kết quả của quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn sơ thẩm sẽ được công nhận, theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên được ấn định trong bản án, quyết định sơ thẩm sẽ được tôn trọng và có hiệu lực thi hành.
2. Mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) theo mẫu 70-DS:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
……, ngày…… tháng …… năm……
TÒA ÁN NHÂN DÂN……..(1)
___________
Số:…../…../QĐ-PT
QUYẾT ĐỊNH
ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN…………….(2)
Với Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: Ông (Bà)
Các Thẩm phán: Ông (Bà
Ông (Bà)
Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án dân sự sơ thẩm số:…/…/…-ST, ngày….. tháng…. năm……… của
a. Ngày…. tháng….. năm………, (3)
b. Ngày…. tháng….. năm………,
XÉT THẤY:
Tại phiên tòa phúc thẩm,(4)
Căn cứ vào các điều 289 và 295 của Bộ luật tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số:…/…/TLPT-… ngày… tháng… năm….(5) về việc (6)…….. giữa:
Nguyên đơn:
Địa chỉ:
Bị đơn:
Địa chỉ:
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có):
Địa chỉ:
2. Bản án dân sự sơ thẩm số: …../…../…- ST ngày …. tháng …. năm…. của
3.(8)
4. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành án…..
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại Điều 189 và Điều 315 của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TOÀ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử):
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 70-DS:
(1) và (2) Ghi tên Toà án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao ở đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(3) Ghi ngày, tháng, năm kháng cáo, tư cách đương sự trong tố tụng và họ tên người kháng cáo, nếu đương sự kháng cáo là cá nhân; nếu đương sự kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó; nếu người kháng cáo là người được đương sự uỷ quyền, thì ghi họ tên của người được uỷ quyền và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày…. tháng…..năm…. nào (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn là Công ty TNHH B, theo giấy uỷ quyền số 01/2017/UQ ngày 10 tháng 3 năm 2017); nội dung kháng cáo. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị thì ghi số, ngày, tháng, năm kháng nghị, tên Viện kiểm sát kháng nghị và nội dung kháng nghị. Nếu có cả kháng cáo, cả kháng nghị, thì ghi cả hai.
(4) Ghi cụ thể lý do của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm thuộc trường hợp nào quy định tại Điều 289 của Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Tại phiên toà phúc thẩm, Viện kiểm sát kháng nghị và những người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng nghị, kháng cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289 của Bộ luật tố tụng dân sự).
(5) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số 50/2017/TLPT-HNGĐ ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(6) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(7) Khi thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì mới ghi mục 2 này.
(8) Quyết định xử lý tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
4. Một số quy định của pháp luật về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử):
Tại Điều 289. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
b) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
c) Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
4. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo đó, đối với việc đình chỉ xét xử phúc thẩm có thể xảy ra trước khi mở phiên toà và tại phiên toà phúc thẩm. trong các truong hợp Nếu các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm xuất hiện ở giai đoạn khi toà án cấp phúc thẩm chưa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Còn nếu các căn cứ này xuất hiện ở tại phiên toà phúc thẩm thì Hội đòng xét xử sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, nếu các căn cứ này xuất hiện ở giai đoạn khi toà án cấp phúc thẩm đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử rồi thì theo chúng tôi, thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà không thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm được vì trong một vụ án không thể đồng thời có hai quyết định đó là quyết định đưa vụ án ra xét xử và quyết định thứ hai đó là đình chỉ xét xử phúc thẩm. Do đó, trong trường hợp này nên mở phiên toà và Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật đề ra
Bên cạnh đó, việc Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở phúc thẩm là quyết định của toà án làm chấm dứt toàn bộ hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự và kết quả của quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn sơ thẩm sẽ không được công nhận. Hay nói cách khác, bản án, quyết định sơ thẩm bị toà án cấp phúc thẩm huỷ bỏ. Hiện nay, việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở phúc thẩm của toà án Tuy nhiên, việc áp dụng các điều luật này còn nhiều vướng mắc và khó khăn trên thực tế
Ngoài ra theo quy định Về các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế và các cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó theo quy định của pháp luật
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 70-DS: Mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015