Khi thi hành cưỡng chế trả nhà, giao nhà thì chấp hành viên sẽ phải ra quyết định về cưỡng chế chế trả nhà, giao nhà. Vậy mẫu quyết định cưỡng chế trả nhà, giao nhà bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định cưỡng chế trả nhà, giao nhà là gì?
Mẫu quyết định cưỡng chế trả nhà, giao nhà là mẫu quyết định do chấp hành viên lập ra khi tiến hành cưỡng chế trả nhà, giao nhà theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định cưỡng chế trả nhà, giao nhà nêu rõ thông tin về đối tượng cưỡng chế, địa chỉ cưỡng chế, nội dung quyết định cưỡng chế.
Mẫu quyết định cưỡng chế trả nhà, giao nhà là mẫu quyết định được dùng để đưa ra quyết định về việc cưỡng chế trả nhà, giao nhà khi có đầy đủ căn cứ để cưỡng chế trả nhà, giao nhà. Mẫu quyết định cưỡng chế trả nhà, giao nhà là cơ sở để cơ quan thi hành án tiến hành cưỡng chế trả nhà, giao nhà theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu quyết định cưỡng chế trả nhà, giao nhà:
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……../QĐ-PTHA.
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày ….. tháng ….. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc cưỡng chế trả nhà, giao nhà)
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …….;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……. ngày …… tháng ……. năm…… của Tòa án ……. (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……ngày….tháng….năm…… của Trưởng phòng Thi hành án …….;
Xét thấy …..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế thi hành án đối với: …….(1)
Địa chỉ: ………(2)
Phải trả nhà, giao nhà tại: …… cho ……..(3)
Địa chỉ: ……(4)
Ngôi nhà gồm: ……….(5)
vào hồi …… giờ …… ngày ……. tháng ….. năm ………(6)
Điều 2. Người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định cưỡng chế trả nhà, giao nhà:
(1): Điền tên người bị cưỡng chế thi hành án
(2): Điền địa chỉ
(3): Điền tên người được trả nhà, giao nhà
(4): Điền địa chỉ
(5): Điền những tài sản gắn liền với ngôi nhà
(6): Điền giờ, ngày, tháng, năm giao nhà, trả nhà
4. Quy định của pháp luật về cưỡng chế trả nhà, giao nhà:
– Căn cứ Điều 115
” Điều 115. Cưỡng chế trả nhà, giao nhà
1. Trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà; nếu họ không tự nguyện thực hiện thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.
Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
2. Trường hợp người phải thi hành án cố tình vắng mặt mặc dù đã được thông báo quyết định cưỡng chế thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản bảo quản không đến nhận thì tài sản đó được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 126 của Luật này, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
4. Việc cưỡng chế để trả lại công trình xây dựng, vật kiến trúc theo bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này.”
Theo đó, đối với để bảo đảm quyền lợi của người phải thi hành án và người liên quan, Điều luật này vẫn quy định trường hợp đương sự từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
Chấp hành viên buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, yêu cầu họ tự nguyện chuyển tài sản ra khỏi nhà khi có đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp khi đã có yêu cầu mà người chấp hành thi hành án không chấp hành hoặc có thái độ chống đối thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ và tài sản của họ ra khỏi nhà theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
Thời hạn giải quyết: Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo mà người có tài sản bảo quản không đến nhận thì tài sản đó được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 126 của Luật thi hành án dân sự 2008, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Theo đó, tại Điều 126 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự, cụ thể:
” Điều 126. Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự.
Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án.
2. Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 của Luật này và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.
Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
3. Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật này.
Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.
4. Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự.
Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự mà đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Việc trả lại tiền tạm ứng án phí theo bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Trong trường hợp thi hành quyết định về việc trả lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, theo quy định tại Điều 129 Luật thi hành án dân sự 2008 thì chấp hành viên phải gửi thông báo, quyết định về việc nhận lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thông qua giám thị trại giam, trại tạm giam. Nếu người được thi hành án uỷ quyền cho người khác nhận tiền, tài sản thì văn bản uỷ quyền phải có xác nhận của giám thị trại giam, trại tạm giam chấp hành viên trả tiền cho người được uỷ quyền. Trường hợp người được thi hành án có yêu cầu và được nhận tiền, tài sản tại nơi đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật thì chấp hành viên gửi tiền, tài sản cho người đó thông qua giám thị trại giam, trại tạm giam. Chi phí cho việc gửi tiền, tài sản cho người được thi hành án do người được thi hành án chịu.
Khi giao tiền, tài sản cho đương sự, giám thi trại giam, trại tạm giam lập biên bản và gửi cho cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù từ chối nhận lại tiền, tài sản bằng văn bản có xác nhận của giám thị trại giam, trại tạm giam thì chấp hành viên xử lí tiền, tài sản để sung quỹ nhà nước hoặc tiêu huỷ theo quy định của Luật thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 127 Luật thi hành án dân sự nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án đối với tài sản mà bản án, quyết định hình sự tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án thì chấp hành viên cho định giá, bán tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 Luật thi hành án dân sự để thi hành án.
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;
+