Đối với việc chỉ định người đại diện chúng ta có thể thấy được quy định rõ ràng trong Bộ luật hình sự 2015. Vậy, người đại diện là gì? Người đại diện có trách nhiệm như thế nào đối với pháp nhân và cơ quan, người có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là gì?
Người đại diện là người nhân danh và vì lợi ích của một người khác xác lập thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền.
Theo Bộ luật tố tụng 2015 ta có thể hiểu Người đại diện có thể là người tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho người bị buộc tội, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự hoặc cũng có thể với tư cách là người đại diện của người tham gia tố tụng khác.
Mẫu quyết định chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là mẫu quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền dựa trên căn cứ pháp luật để chỉ định một người khác làm đại diện theo pháp luật cho pháp nhân. Người đại diện cho pháp nhân theo quyết định sẽ trực tiếp tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. Trong mẫu quyết định phải nêu rõ thông tin cơ quan hoặc cá nhân ra quyết định và thông tin người đại diện cho pháp nhân được chỉ định
Mẫu quyết định chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là mẫu quyết định được lập bởi cơ quan, cá nhân người có thẩm quyền để quyết định chỉ định người đại diện cho pháp nhân tham gia với tư cách là chủ thể của pháp luật tố tụng hình sự, pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ tham gia đầy đủ vào các giai đoạn tố tụng hình sự như hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Mẫu quyết định chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định chỉ định người đại diện theo pháp luật như sau:
……
……
Số: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày…… tháng…… năm……..
QUYẾT ĐỊNH CHỈ ĐỊNH NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA PHÁP NHÂN THAM GIA TỐ TỤNG
Tôi: ……
Chức vụ: …….
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số: ………… ngày…….tháng …….. năm … của ……………….
Căn cứ Điều 36 và Điều 434 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Chỉ định ông/bà: ……….
Họ tên: …………. Giới tính: ……….
Tên gọi khác: ………..
Sinh ngày…………. tháng ……….. năm ………. tại ……..
Quốc tịch: ………… ; Dân tộc: …………. ; Tôn giáo: ………..
Nghề nghiệp: …………….. Chức vụ: …..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……….
cấp ngày ………… tháng ……….. năm ……… Nơi cấp: …………..
Nơi cư trú: ………
là người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng của pháp nhân:
Tên bằng tiếng Việt: ……..
Quốc tịch (nếu có): ………
Tên bằng tiếng nước ngoài: ……….
Tên viết tắt: ………
Địa chỉ trụ sở chính: ………
Địa chỉ liên lạc: ……..
Quyết định thành lập số: ……… ngày……… tháng …….. năm … của ….
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền:
cấp ngày………. tháng ……… năm …….. Nơi cấp: ……
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 435
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát ……
Nơi nhận:
– VKS……..
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
– Hồ sơ 02 bản.
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:
Mẫu quyết định chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân gồm những nội dung sau:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu quyết định: Mẫu quyết định chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
– Người ra quyết định: Tên, chức vụ
– Người được chỉ định làm người đại diện: tên, giới tính, năm sinh, chức vụ, CCCD
– Thông tin pháp nhân: tên, giới tính, năm sinh, chức vụ, CCCD
4. Một số quy định liên quan:
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Căn cứ tại điều 434
– Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải
Tại thời Điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải
Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Căn cứ tại điều 440 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau:
– Khi triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc làm việc của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; giờ, ngày, tháng, năm, địa Điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
– Giấy triệu tập được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Khi nhận giấy triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của người đại diện cho cơ quan đã triệu tập; nếu người đại diện không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người đại diện vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho người đại diện.
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải.
Lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Căn cứ tại điều 442 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau:
– Việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải do Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện tại nơi tiến hành điều tra, tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc tại trụ sở của pháp nhân. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa Điểm lấy lời khai. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc lấy lời khai.
– Trước khi tiến hành lấy lời khai lần đầu, Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải giải thích cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết rõ quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 435 của Bộ luật này và phải ghi vào biên bản. Có thể cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tự viết lời khai của mình.
– Không được lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vào ban đêm.
– Kiểm sát viên lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong trường hợp người này không thừa nhận hành vi phạm tội của pháp nhân, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.
Việc Kiểm sát viên lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng được tiến hành theo quy định tại Điều này.
– Việc lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Việc lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tại các địa Điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của người đại diện, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Biên bản lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
Như vậy, mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Cơ sở pháp lý: