Khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn Tòa án sẽ tiến hành xem xét lý do của việc việc kháng cáo quá hạn. Nếu xét thấy hợp lý và phù họp với quy định pháp luật thì ra quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Vậy, mẫu quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn là gì?
Hiện nay, việc phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong qua trình giải quyết các vụ án và trong việc khắc phục những sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của
Thông qua xét xử phúc thẩm, tòa án cấp trên có thể thực hiện việc kiểm tra hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới, từ đó rút kinh nghiệm, hướng dẫn công tác xét xử và bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử tại các tòa án. Mẫu quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn được
2. Mẫu quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn:
Mẫu số 29-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……..(1)
Số:……/……/QĐ-PT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày…… tháng …… năm….
QUYẾT ĐỊNH
CHẤP NHẬN VIỆC KHÁNG CÁO QUÁ HẠN
TÒA ÁN NHÂN DÂN……..
– Thành phần Hội đồng xét kháng cáo quá hạn gồm có:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên họp: Ông (Bà)
Các Thẩm phán: Ông (Bà)
Ông (Bà)
– Đại diện Viện kiểm sát nhân dân ……….. tham gia phiên họp (nếu có): Ông/Bà …….. – Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ……..
– Người kháng cáo quá hạn: ……….
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày….tháng…. năm……. (2)……
có đơn kháng cáo với nội dung (3)……..
XÉT THẤY:
Việc kháng cáo của……………. là quá thời hạn quy định tại Điều 206 của Luật tố tụng hành chính.
Việc kháng cáo quá hạn là do(4)………….
Căn cứ vào Điều 208 của Luật tố tụng hành chính;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của: ……….
Đối với …… (5)Bản án (Quyết định) sơ thẩm số…../…./HC-ST ngày…. tháng…. năm…. của Tòa án …….. về ………
2. Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm tiến hành các thủ tục quy định tại các Điều 209, 210 và 216 của Luật tố tụng hành chính.
Nơi nhận:
– Ghi nơi nhận theo khoản 3 Điều 208 của Luật tố tụng hành chính;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT KHÁNG CÁO QUÁ HẠN
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn:
(1) Ghi tên Tòa án ra Quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(2) Ghi địa vị tố tụng và tên của người kháng cáo (ví dụ: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Anh Trần N).
(3) Ghi cụ thể nội dung kháng cáo.
(4) Ghi lý do kháng cáo quá hạn mà người kháng cáo đã trình bày và được Tòa án xem xét, chấp nhận.
(5) Trường hợp kháng cáo một phần bản án (quyết định) thì ghi cụ thể phần bị kháng cáo.
Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 233 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
4. Quy định chung về xét xử phúc thẩm:
4.1. Khái quát chung về xét xử phúc thẩm:
Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể thực hiện việc kháng cáo, viện kiểm sát cũng có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đổi với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm.
Mục đích chung của việc xét xử phúc thẩm là nhằm để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định do Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên trước đo, thông qua quá trình xét xử sơ thầm còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, sửa chữa những sai lầm và vi phạm của tòa án sơ thẩm nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật.
Trên thực tế và theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc xét xử phúc thẩm chỉ phát sinh khi và chỉ khi có kháng cáo của những người có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của viện kiểm sát nhân dân.
Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ xét xử đối với phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị. Phần còn lại không bị kháng cáo, kháng nghị chỉ được xem xét nếu có điểm cần được giảm nhẹ trách nhiệm cho các bị cáo.
Khi xét xử vụ án, cơ quan tòa án cấp phúc thẩm có các quyền:
– Cơ quan tòa án cấp phúc thẩm có quyền bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
– Cơ quan tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng nặng hơn hoặc nhẹ hơn;
– Cơ quan tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Cần lưu ý rằng bản án và quyết định của tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên.
4.2. Quy định về thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm:
Theo Điều 217 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm có nội dung cụ thể như sau:
“1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải
2. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa, phiên họp.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật về thời hạn thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm trong tố tụng hành chính, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
Và trong thời hạn cụ thể là ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
4.3. Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hành chính:
Theo đó, thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được quy định như sau:
– Quá trình chuẩn bị khai mạc phiên tòa, thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, thủ tục công bố tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm, nghị án và tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện tương tự thủ tục xét xử sơ thẩm theo quy định của Luật Luật Tố tụng Hành chính 2015.
– Sau khi đã kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
– Chủ tọa phiên tòa hỏi về những vấn đề cụ thể sau đây:
+ Chủ tọa phiên tòa hỏi người khởi kiện có rút đơn khởi kiện hay không.
+ Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không.
+ Chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự có thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.
– Trong trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Kiểm sát viên rút một phần kháng nghị thì Tòa án chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên bổ sung nội dung mới không thuộc phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu thì Tòa án không xem xét nội dung đó.
– Đối với việc hỏi đương sự, Kiểm sát viên về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được Chủ tọa phiên tòa thực hiện như sau:
+ Chủ tọa phiên tòa hỏi người khởi kiện có rút đơn khởi kiện hay không;
+ Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không.
– Cần lưu ý rằng trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên phải phát biểu quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định của bản án sơ thẩm bị kháng nghị.