Hiện nay việc thực hiện chế độ dân chủ tại cơ sở làm việc được chú trọng rất nhiều. Dưới đây là mẫu quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc mới nhất 2023, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc mới nhất 2023:
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ…… | ………, ngày tháng năm 20… |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
GIÁM ĐỐC CÔNG TY …
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Căn cứ Điều lệ (Quy chế hoạt động) của Công ty…;
Xét đề nghị của ……………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của Công ty …
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Ban Giám đốc; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở; các đơn vị trực thuộc và toàn thể người lao động làm việc tại Công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban GĐ Cty; – BCH CĐCS Cty; – Công đoàn cấp trên trực tiếp; – Lưu: VT, CĐCS. | GIÁM ĐỐC |
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY CHẾ
DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
(Kèm theo Quyết định số …………../QĐ-…….. ngày… tháng… năm 202…. của Giám đốc Công ty )
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) và tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (QCDC) của Công ty….
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động đang làm việc theo
2. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty.
3. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty (viết tắt BCH CĐCS).
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
3. Tổ chức thực hiện QCDC không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Điều 4. Những hành vi cấm khi thực hiện QCDC
1. Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước;
2. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ;
3. Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.
Chương II
NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
Mục 1
NỘI DUNG NSDLĐ CÔNG KHAI, NLĐ THAM GIA Ý KIẾN, QUYẾT ĐỊNH, KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 5. Nội dung NSDLĐ phải công khai
1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ;
2.
3. Các thỏa ước lao động tập thể mà NSDLĐ tham gia (thỏa ước cấp doanh nghiệp, thỏa ước ngành, thỏa ước nhóm doanh nghiệp);
4. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do NLĐ đóng góp (nếu có);
5. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN;
6. Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
7. Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Hình thức công khai
1. Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
2. Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại, hội nghị NLĐ;
3. Thông báo bằng văn bản cho BCH CĐCS để thông báo đến đoàn viên, NLĐ;
4. Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
5. Đăng trên trang thông tin nội bộ của doanh nghiệp;
6. Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Điều 7. Nội dung NLĐ được tham gia ý kiến
1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
3. Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
4. Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Hình thức lấy ý kiến
1. Lấy ý kiến trực tiếp NLĐ;
2. Lấy ý kiến thông qua BCH CĐCS;
3. Lấy ý kiến tại Hội nghị NLĐ; đối thoại tại nơi làm việc;
4. Phát phiếu hỏi, gửi dự thảo văn bản để NLĐ tham gia ý kiến;
5. Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Điều 9. Những nội dung, hình thức NLĐ được quyết định
1. Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật;
2. Gia nhập hoặc không gia nhập CĐCS;
3. Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
4. Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết TƯLĐTT theo quy định của pháp luật;
5. Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên;
6. Hình thức quyết định của NLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nội dung, hình thức NLĐ được kiểm tra, giám sát
1. Việc thực hiện
2. Việc thực hiện
3. Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do NLĐ đóng góp;
4. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN của NSDLĐ;
5. Việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
6. Hình thức kiểm tra, giám sát của NLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật (thông qua kiểm tra, giám sát của CĐCS; Hội nghị NLĐ hàng năm; công khai, dân chủ; hoạt động đối thoại tại nơi làm việc…).
7. NLĐ được quyền giám sát các nội dung theo khoản 6, Điều này (trừ nội dung thuộc bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh được quy định trong Nội quy lao động của Công ty).
Mục 2. TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Mục 3 .TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC
Bạn đọc muốn tham khảo thêm hoàn chỉnh mục 2 và mục 3 của mẫu quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc mới nhất 2023 thì tải về theo link đăng tải đính kèm trong bài viết.
2. Thế nào là dân chủ cơ sở tại nơi làm việc?
Vào ngày 10/11/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (hiện chưa có hiệu lực) trong đó quy định rõ nội dung cũng như cách thức thực hiện dân chủ cơ sở cũng như trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, dân chủ cơ sở được hiểu là một phương thức nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ của nhân dân với mục đích nhằm để cho công dân, công chức, viên chức, người lao động tự chủ động thể hiện được nguyện vọng cũng như ý chí, quan điểm riêng của chính bản thân trên cơ sở thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
3. Nội dung chính của quy chế dân chủ cơ sở:
Hiện nay, mẫu quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc được ban hành kèm theo Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc gồm 4 chương với 17 điều, gồm 03 nội dung chính:
* Nội dung người sử dụng lao động công khai, người lao động tham gia ý kiến, quyết định, kiểm tra, giám sát.
* Tổ chức Hội nghị người lao động:
Hội nghị lao động do công đoàn phải chủ động bám sát đề xuất hình thức, nội dung, quy trình tổ chức hội nghị người lao động. Trường hợp những công đoàn có dưới 10 người lao động thì sẽ không phải tổ chức hội nghị.
* Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc:
– Trường hợp doanh nghiệp có 100% người lao động là đoàn viên công đoàn: công đoàn cử chọn cử hoặc bầu thành viên tham gia đối thoại, lập danh sách gửi đến người sử dụng lao động và công khai đến mọi người lao động.
– Trường hợp doanh nghiệp có người lao động không là đoàn viên công đoàn:
Người lao động không là đoàn viên công đoàn thì công đoàn phải chủ động gặp gỡ, trao đổi, hỗ trợ thành lập nhóm đại diện đối thoại của người lao động.
Số lượng thành viên tham gia đối thoại sẽ được xác định tương ứng theo tỷ lệ số lượng mà người lao động là đoàn viên công đoàn, số lượng người lao động không là đoàn viên công đoàn trên tổng số người lao động tại thời điểm xác định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở của Quốc hội, số 10/2022/QH15 (chưa có hiệu lực).
– Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.