Đánh giá phân loại lao động là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện khi các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động. Vậy, Mẫu phiếu đánh giá phân loại lao động thông dụng nhất có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu đánh giá phân loại lao động thông dụng nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Năm 20……
Họ và tên:…..
Chức danh:…..
Đơn vị công tác:…..
Loại hợp đồng:
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN:
1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo
2. Thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; thực hiện điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị:…..
3. Tinh thần trách nhiệm trách nhiệm, thái độ giao tiếp với nhân dân; đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ:…..
4. Việc thực hiện các nhiệm vụ khác trong hợp đồng:…..
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI
1. Đánh giá ưu, nhược điểm…..
2. Phân loại đánh giá:
a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b. Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c. Hoàn thành nhiệm vụ;
d. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả tự đánh giá:….
Ngày… tháng…. năm 20
Người lao động tự đánh giá
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi Người lao động công tác:..….
2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý:…..
Ngày…. Tháng….. năm 20
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, nhược điểm…..
2. Kết quả đánh giá, phân loại:
a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b. Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c. Hoàn thành nhiệm vụ;
d. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả đánh giá: …….
Ngày….. tháng….. năm 20
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
2. Có bắt buộc phải phân loại lao động hay không?
Việc đánh giá và phân loại lao động hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng hỗ trợ cho người lao động có thể tự đánh giá hoặc nhìn nhận quá trình làm việc của bản thân mình. Điều này có thể hỗ trợ người lao động phát huy được điểm mạnh cũng như nhìn nhận được những khuyết điểm để khắc phục và tìm ra giải pháp để giải quyết tình trạng này. Đối với doanh nghiệp thì việc đánh giá phân loại lao động có ý nghĩa trong việc quản lý nguồn nhân sự, cũng như chất lượng công việc đã được giao kết hợp đồng với người lao động, hoạt động phân loại lao đồng còn có ý nghĩa quan trọng khi hỗ trợ việc sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi những ngành, nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc những nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Quy định tại Điều 10 của Thông tư 29/2021/NĐ-CP thì người sử dụng lao động và các cơ quan liên quan có trách nhiệm trong việc thực hiện được rà soát, đánh giá phân loại lao động lần đầu và trong hoạt động kinh doanh nếu có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức, sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ, rủi ro về an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động mà phát hiện ra những yếu tố nguy hiểm có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó thì nhanh chóng đưa ra được hướng giải quyết kịp thời, ngăn ngừa cũng như khắc phục được rủi ro có thể xảy ra. Theo quy định thì việc đảm bảo thực hiện rà soát đánh giá phân loại điều kiện lao động sẽ được thực hiện tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm;
– Xét đến trường hợp nghề, công việc tại nơi làm việc nằm trong danh mục này đã được người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ và giảm thiểu tác động của các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động tiến hành tổ chức, đánh giá các loại lao động và đề xuất đến Bộ lao động- thương binh và xã hội để cơ quan này xem xét có ý kiến về kết quả đánh giá phân loại lao động;
– Cũng theo quy định này, ghi nhận trách nhiệm của con người sử dụng lao động việc đánh giá, phân loại lao động theo phương pháp phân loại lao động được ban hành kèm theo Thông tư này;
– Người sử dụng lao động và các cơ quan tổ chức có liên quan có trách nhiệm chung việc thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động nếu cá nhân này trực tiếp tham gia làm việc với những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm mà pháp luật đã quy định;
– Việc đánh giá phân loại lao động nếu nhận thấy các ngành nghề công việc đã được đánh giá, phân loại không còn đặc điểm điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thì người sử dụng lao động sẽ không phải thực hiện các trách nhiệm về chế độ đối với người lao động với nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi đã xin ý kiến từ Bộ Lao động- thương binh và xã hội.
Như vậy với quy định nêu trên việc phân loại lao động là một trong những trách nhiệm mà người sử dụng lao động và các cơ quan liên quan phải tuân thủ thực hiện. Trường hợp nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Nếu vi phạm trong việc không đánh giá phân loại lao động thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt thế nào?
Liên quan đến mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm các quyết định về biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đã được ghi nhận đầy đủ tại Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Sau đó, phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không thấy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động làm công việc, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và những công việc về đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo quy định, bao gồm cả hành vi không thực hiện đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động sẽ bị áp dụng với mức phạt tiền như sau:
– Hành vi vi phạm áp hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi từ 1 đến 10 người lao động thì mức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng; Mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng sẽ được áp dụng với hành vi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; Xét đến trường hợp hành vi vi phạm, vi phạm quyền lợi của người lao động từ 51 người đến 100 người thì mỗi phạt tiền là từ 20 triệu đến 40 triệu đồng; Mức phạt sẽ tăng lên được 40 đến 60 triệu đồng đối với hành vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; Mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm này được áp dụng đó là từ 60 triệu đến 70 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
– Đối với hành vi người sử dụng lao động không thực hiện đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ cho người lao động được quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động thì mức phạt tiền áp dụng là từ 50 triệu đến 70 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.