Để quán lý việc nhập cư của người nước ngoài thì pháp luật cư trú hiện hành của nước ta đa quy định về người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống thì cần thực hiện việc đăng ký cư trú tới cơ quan có thẩm quyền. Vậy người nước ngoài thực hiện việc khai báo tạm trú như thế nào? Mẫu phiếu khai báo tạm trú dành cho người nước ngoài là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu khai báo tạm trú dành cho người nước ngoài là gì?
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú.
Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
Mẫu phiếu khai báo tạm trú dành cho người nước ngoài tại Việt Nam là biểu mẫu được sử dụng trong việc quản lý tạm trú người nước ngoài tại Việt Nam của công an phường, xã, thị trấn nơi công dân đó tạm trú
Mẫu phiếu khai báo tạm trú dành cho người nước ngoài tại Việt Nam được người nước ngoài khi vào Việt Nam cư trú thì cần khai báo bề việc cư trú của mình với cơ quan có thẩm quyền, ngoài ra thì mẫu phiếu khai báo tạm trú còn được sử dụng trong việc quản lý tạm trú người nước ngoài tại Việt Nam của công an phường, xã, thị trấn nơi công dân đó tạm trú
2. Mẫu phiếu khai báo tạm trú dành cho người nước ngoài chi tiết nhất:
Mẫu NA17: Mẫu phiếu khai báo tạm trú dành cho người nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo
Tên cơ sở lưu trú: … (1)
Địa chỉ: …
Điện thoại: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……….ngày, ……tháng…… năm……...
PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: …
STT | Họ Tên | Giới tính | Sinh ngày, tháng, năm | Quốc tịch | Loại, số hộ chiếu (2) | Loại, thời hạn, số, ngày cấp, cơ quan cấp thị thực (3) | Ngày, cửa khẩu nhập cảnh (4) | Mục đích nhập cảnh | Tạm trú (từ ngày đến ngày) | |
Nam | Nữ | |||||||||
… |
Xác nhận
(Của đơn vị tiếp nhận)
Đại diện cơ sở lưu trú
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu khai báo tạm trú dành cho người nước ngoài:
(1) Cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng, hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật.
(2): Ghi rõ số, loại hộ chiếu (phổ thông, công vụ…);
(3): Nếu nhập cảnh theo diện miễn thị thực thì ghi “Miễn thị thực”; nhập cảnh bằng giấy tờ khác thì ghi rõ theo thứ tự: loại giấy tờ (thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ ABTC), số, thời hạn, ngày cấp, cơ quan cấp.
(4): Ghi ngày, tháng, năm, cửa khẩu nhập cảnh lần gần nhất;
4. Một số quy định về việc khai báo tạm trú dành cho người nước ngoài:
4.1. Thủ tục khai báo tạm trú dành cho người nước ngoài:
Bước 1: Người khai báo tạm trú tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài.
Bước 2: Khai, nộp Phiếu khai báo tạm trú cho trực ban Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi có cơ sở lưu trú (Phiếu khai báo tạm trú có thể gửi trước qua fax hoặc thông báo thông tin qua điện thoại đến Trực ban Công an cấp xã).
Cán bộ trực ban Công an cấp xã tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Nếu nội dung Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài ghi đầy đủ thì tiếp nhập, thực hiện xác nhận theo quy định;
Nếu nội dung Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài chưa ghi đầy đủ thì yêu cầu người khai báo tạm trú sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Người khai báo tạm trú nhận lại ngay Phiếu khai báo tạm trú đã có xác nhận của trực ban Công an cấp xã.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
– Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an cấp xã, nơi cơ sở lưu trú của mình đặt trụ sở, trong thời hạn 12 giờ (riêng địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến lưu trú tại cơ sở lưu trú của mình).
– Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú, thì người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú phải thực hiện khai báo tạm trú lại cho người nước ngoài theo trình tự trên.
4.2. Quy định về việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài:
Theo điều 33 Luật xuất nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam năm 2014, quy định về việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài như sau:
– Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định
– Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý của cơ sở lưu trú
– Khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú
– Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.
– Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
– Phải huyển đến Công an xã, phường nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ. Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
4.3. Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Để được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh như có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực. Người nước ngoài có hộ chiếu còn thời hạn sử dụng tối thiểu là 13 tháng. Nếu hộ chiếu còn thời hạn 13 tháng thì cơ quan xuất nhập cảnh sẽ cấp thẻ tạm trú với thời hạn tối đa là 12 tháng.
– Có nơi tạm trú hợp pháp: Việc xác định nơi tạm trú hợp pháp thông qua giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp; nơi ở đã có đủ các giấy phép đảm bảo đủ điều kiện cho người nước ngoài thuê; đã đăng ký khai báo tạm trú và được cấp sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận đăng ký tạm trú.
– Người nước ngoài vào Việt Nam có mục đích ở lại lâu dài, ổn định và hợp pháp. Có thể là mục đích làm việc, công tác hoặc thực hiện một công việc nhất định tại Việt Nam. Ví dụ, người nước ngoài là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Người nước ngoài vào Việt Nam do Việt Nam thuê để khắc phục một số trường hợp khẩn cấp như xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật phức tạp làm ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các tổ chức, cá nhân trong nước không xử lý được. Trong một số trường hợp đặc biệt, người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích truyền tải, ghi nhận thông tin, báo chí được sự cho phép của Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, người nước ngoài vào Việt Nam còn có thể gắn với mối quan hệ nhân thân như có cha, mẹ, vợ, chồng…là người Việt Nam, người nước ngoài là vợ, chồng, con… đi theo những đối tượng nêu trên vào lãnh thổ Việt Nam.
Nói chung, với chính sách phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu quốc tế thì việc người nước ngoài tạm trú ở Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau càng trở lên phổ biến và được Nhà nước, Chính phủ Việt Nam hỗ trợ với những điều kiện trên là hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo thuận tiện cho công tác quản lý và các hoạt động xã hội khác.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Cư trú 2020;
– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 51/2019/QH14);
– Văn bản hợp nhất Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số
–
– Thông tư số 57/2020/TT-BCA ngày 10/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của