Bị can là một trong những người tham gia tố tụng, bị can là có thể là cá nhân hoặc pháp nhân và bị khởi tố về hình sự. Khi có kiến nghị về việc tạm đình chỉ chức vụ của bị can thì người kiến nghị phải lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can là gì?
2. Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………………
…………………
Số: …………..
……….., ngày…… tháng…… năm……..
KIẾN NGHỊ
TẠM ĐÌNH CHỈ CHỨC VỤ CỦA BỊ CAN
Kính gửi: ………
Cơ quan (1) ….. đã ra Quyết định khởi tố bị can số: ……… ngày ………… tháng ……… năm……. đối với bị can:
Họ tên: ……… Giới tính: …(2)
Tên gọi khác: ……….(3)
Sinh ngày………..tháng ………năm ………………. tại: ………..(4)
Quốc tịch:…………Dân tộc:………Tôn giáo: …….(5)
Nghề nghiệp: …….(6)
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……..(7)
cấp ngày ………… tháng ………. năm ………………… Nơi cấp: …….(8)
Nơi cư trú: ……….(9)
Tiền án/tiền sự: ………. đã có hành vi ………. phạm vào Điều …………… Bộ luật Hình sự.(10)
Hiện nay bị can: ……… đang giữ chức vụ: …(11) ..
Xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra,
Căn cứ Điều 5, Điều 36, Điều 39 và Điều 181 Bộ luật Tố tụng hình sự,
Cơ quan …….. kiến nghị …… tạm đình chỉ chức vụ ……. mà bị can ……… đang đảm nhiệm.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được bản kiến nghị này, yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan ……. biết.
Nơi nhận:
– Như trên;……………….
– VKS ……..
– Hồ sơ 02 bản.
4. Hướng dẫn sử dụng mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can
(1): Điền tên Cơ quan đã ra Quyết định khởi tố bị can
(2): Điền họ tên, giới tính của bị can.
(3): Điền tên gọi khác của bị can
(4): Điền ngày tháng năm sinh của bị can
(5): Điền quốc tịch, dân tộc, tôn giáo của bị can.
(6): Điền nghề nghiệp của bị can
(7) (8): Điền số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu của bị can và ngày cấp.
(9): Điền nơi cư trú của bị can
(10): Điền tiền án/tiền sự đã có hành vi vi phạm của bị can.
(11): Điền chức vụ hiện nay của bị can.
5. Quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chứ vụ của bị can.
Tại Điều 181
– Theo quy định của pháp luật bị can vẫn có những quyền như: quyền được biết lý do mình bị khởi tố, quyền được
– Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ của bị can đang đảm nhiệm: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can.
– Thời hạn giải quyết: bảy ngày từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can phải trả lời kiến nghị về việc tạm đình chỉ chức vụ của bị can cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
* Lưu ý: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can không ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ của bị can mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thấy rằng việc đó không đáp ứng được yêu cầu của công tác điều tra thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có quyền tiếp tục kiến nghị lên cơ quan, tổ chức quản lý cấp trên của bị can theo quy định của pháp luật ( trong thời hạn 07 ngày).
– Cơ sở pháp lý:
+ Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa do Bộ trưởng Bộ Công an – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án
+ Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định về trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện quy định của