Mẫu tờ khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được hiểu là biểu mẫu do cá nhân giáo viên lập ra và gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh/thành phố để đề nghị được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN NHÀ GIÁO
(Đối với nhà giáo đề nghị hưởng trợ cấp theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP ngày 01/08/2021 quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo)
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố …
Tên tôi là: …
Số căn cước công dân (hoặc số thẻ căn cước công dân): …
Hiện cư trú tại (ghi rõ số nhà, xóm, xã, huyện, tỉnh): …
Tên cơ quan, đơn vị công tác trước khi nghỉ hưu: …
Hưởng chế độ hưu trí từ ngày … tháng … năm …
Nơi đang nhận lương hưu hàng tháng (ghi rõ số nhà, xóm, xã, huyện, tỉnh): …
Có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục như sau:
Thời gian công tác | Thời gian đề nghị tính trợ cấp | Chức vụ, đơn vị công tác | Ghi chú | ||
Từ tháng/năm | Đến tháng/năm | Năm | Tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng: |
| … | … |
|
|
Căn cứ quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, và Nghị định số 14/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, tôi đề nghị được giải quyết hưởng trợ cấp theo quy định.
…, ngày … tháng … năm …
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn cách viết bản kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo:
Bản kê khai hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được xem là văn bản vô cùng quan trọng. Theo quy định của pháp luật thì có thể thấy, chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo là một trong những chế độ mà pháp luật ưu ái dành cho những viên chức đã gắn bó lâu dài với nghề. Tuy nhiên pháp luật hiện nay chưa đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là biên bản kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Đơn thuần thì có thể hiểu, bản kê khai hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo là văn bản hành chính được dùng cho các đối tượng là công chức hoặc viên chức ngành giáo dục theo quy định của pháp luật, những đối tượng này sẽ tự tiến hành thủ tục kê khai thông tin chi tiết về số năm công tác và công hiến với nghề của bản thân trong lĩnh vực giáo dục, quá trình gắn bó với nghề khi được kê khai sẽ nhầm mục đích để hưởng phụ cấp thâm niên đối với số năm mà mình đã gắn bó làm việc. Trong trường hợp nhà giáo xét thấy có đầy đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thâm niên nhà giáo nhưng chưa được giải quyết chế độ này, tuy nhiên đã từ trần sau giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì người thân của người giáo viên đó có thể làm tờ khai đề nghị giải quyết hưởng chế độ trợ cấp thâm niên theo đúng số năm công tác của những người nhà giáo đó. Như vậy có thể nói, bản kê khai đề nghị hưởng trợ cấp thâm niên nhà giáo phải được trình bày theo văn bản hành chính phù hợp với quy định của pháp luật, nội dung và hình thức của văn bản kê khai này phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật, trong quá trình viết không được tẩy xóa, phải trình bày ngắn gọn và kê khai trung thực khách quan, chính xác dựa trên những thông tin thực tế. Bao gồm những thông tin cơ bản sau:
– Thông tin cơ bản của giáo viên bao gồm họ và tên, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, thông tin về địa chỉ cư trú hiện tại, tên cơ quan và đơn vị công tác trước khi người giáo viên đó nghỉ hưu;
– Thời gian hưởng chế độ hưu trí từ khi nào và nhận lương hưu ở địa điểm nào;
– Kê khai thời gian trực tiếp tiến hành hoạt động giảng dạy và giáo dục tại các cơ sở giáo dục, quá trình kê khai phải đảm bảo kế toán chi tiết và trung thực về mặt thời gian, kê khai đầy đủ về chức vụ và công tác tại cơ quan nào qua từng thời kỳ và từng giai đoạn khác nhau để làm căn cứ tính mức hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu đối với người giáo viên.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, các đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thâm niên bao gồm:
– Viên chức ngành giáo dục được đào tạo mang mã số có các ký tự đầu được xác định là V.07 phù hợp với quy định của pháp luật và được xác định là viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp có mã số ký tự đầu là V.09 thuộc danh mục trả lương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các đối tượng này đang tiến hành hoạt động giảng dạy tại cơ sở công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp kinh phí hoạt động và duy trì;
– Nhà giáo thuộc danh sách được trả lương, và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên thực tế, các đối tượng này đang giảng dạy hoặc hướng dẫn thực hành thí nghiệm tại các tàu huấn luyện và các xưởng trưởng huấn luyện, tại các trạm hoặc trại hoặc các trung tâm thực hành, tại các phòng thí nghiệm và các phòng bộ môn của các cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các trường đại học công lập.
3. Quy định về mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp thâm niên hàng tháng sẽ được tính dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
– Giảng dạy và giáo dục đủ 60 tháng theo quy định của pháp luật thì sẽ được hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
– Giảng dạy và thực hiện các hoạt động giáo dục từ năm thứ 06 trở đi, cứ 12 tháng sẽ được cộng thêm 1% theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, công thức cụ thể để tính tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được xác định như sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng) x Mức lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng
Trong đó, Nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo có quy định thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian:
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong cơ sở giáo dục công lập;
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong cơ sở giáo dục ngoài công lập với giáo viên có thời gian trước đây giảng dạy tại cơ sở giáo dục ngoài công lập;
– Thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp thâm niên ở ngạch hoặc chức danh chuyên ngành;
– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự mà trước khi đi đang ghưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Bên cạnh đó, thủ tục để được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo sẽ trải qua một số giai đoạn sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho giáo viên nghỉ hưu được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này có thể bao gồm: Tờ khai đề nghị hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo theo mẫu do pháp luật quy định, giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của tòa án có thẩm quyền tuyên bố người được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo đã qua đời, văn bản ủy quyền theo mẫu do pháp luật quy định …
Bước 2: Trong khoảng thời gian 20 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp thâm niên nhà giáo thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phải có trách nhiệm giải quyết và chi trả trợ cấp cho người được hưởng. Trong trường hợp không được giải quyết thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo;
– Nghị định số 14/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.