Các tài liệu, chứng cứ khi đã được xác minh rõ ràng sẽ trở thành căn cứ để đánh giá, kết luận đúng sai theo nội dung đơn tố cáo, khiếu nại đã nêu. Kế hoạch xác minh đơn là một biểu mẫu quan trọng và được sử dụng phổ biến.
Mục lục bài viết
- 1 1. Kế hoạch xác minh đơn là gì?
- 2 2. Mẫu kế hoạch xác minh đơn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo kế hoạch xác minh đơn:
- 4 4. Nguyên tắc xử lý, tiếp nhận và phân loại đơn:
- 5 5. Trình tự thủ tục giải quyết đơn khiếu nại:
- 6 6. Xác minh nội dung tố cáo:
- 7 7. Quy định về việc xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh:
1. Kế hoạch xác minh đơn là gì?
Qua công tác xác minh ta có thể chi ra, kết luận rõ những thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm mang tính chủ quan của các tập thể, cá nhân được xác minh, cũng như thấy được nguyên nhân khách quan giúp minh oan cho nhiều tập thể, cá nhân từ đó góp phần củng cố, xây dựng đoàn kết nội bộ, thúc đẩy các mặt công tác tại các đơn vị, địa phương có đơn thư tố cáo, khiếu nại được tốt hơn. Việc xác minh đơn sẽ giúp các chủ thể đảm bảo được sự chính xác ngay từ giai đoạn đầu tiên, tránh mất thời gian và sức lực. Kế hoạch xác minh đơn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu kế hoạch về việc xác minh đơn là mẫu bản kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch về việc xác minh đơn. Mẫu kế hoạch nêu rõ nội dung, phương pháp tiến hành xác minh, thông tin đối tượng xác minh, thười gian thực hiện việc xác minh, công tác bảo đảm,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản thì trưởng phòng cơ quan Thi hành án cần ký và ghi rõ họ tên để kế hoạch xác minh đơn có giá trị.
2. Mẫu kế hoạch xác minh đơn:
Mẫu số 07/CTHA
CỤC THI HÀNH ÁN PHÒNG …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | |
…………., ngày ….. tháng ……. năm …… | ||
PHÊ DUYỆT Ngày….. tháng ……. năm ….. CỤC TRƯỞNG | ||
KẾ HOẠCH Xác minh đơn: …………………… Của đương sự: …………………… Địa chỉ: …………………………….. |
Căn cứ ……….
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU …….
(phần này ghi rõ mục đích xác minh và yêu cầu cần đạt được).
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG XÁC MINH
1. Xác minh các nội dung theo đơn và các nội dung khác Cục trưởng Cục Thi hành án yêu cầu.
2. Đối tượng xác minh
– Người khiếu nại (tố cáo).
– Người bị khiếu nại (tố cáo).
– Những người (cơ quan, đơn vị) liên quan (nếu có).
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH …….
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ……..
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM ……..
Nơi nhận:
– Tổ xác minh;
– Các phòng, ban liên quan;
– Lưu: VT, HS; ….
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo kế hoạch xác minh đơn:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 07/CTHA.
+ Thông tin cục thi hành án.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập kế hoạch xác minh đơn.
+ Phê duyệt của cục trưởng Cục Thi hành án.
+ Tên biên bản cụ thể là kế hoạch xác minh đơn. (Nêu rõ thông tin đơn, đương sự và địa chỉ)
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý lập kế hoạch xác minh đơn.
+ Nội dung mục đích, yêu cầu.
+ Nội dung đối tượng xác minh.
+ Nội dung phương pháp tiến hành kế hoạch xác minh đơn.
+ Thời gian thực hiện kế hoạch xác minh đơn.
+ Công tác bảo đảm kế hoạch xác minh đơn.
– Phần cuối biên bản:
+ Nơi nhận.
+ Ký và ghi rõ họ tên của trưởng phòng cơ quan Thi hành án dân sự.
4. Nguyên tắc xử lý, tiếp nhận và phân loại đơn:
Theo quy định của Thông tư số
– Thứ nhất: Nguyên tắc xử lý đơn:
+ Việc xử lý đơn cần phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Việc xử lý đơn phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.
– Thứ hai: Tiếp nhận đơn:
Đơn được tiếp nhận từ các nguồn cơ bản như sau:
+ Đơn được tiếp nhận từ nguồn đơn do cơ quan, tổ chức, công dân gửi bộ phận tiếp nhận đơn; hộp thư góp ý; đường dây nóng; địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị hoặc trực tiếp trình bày với người có thẩm quyền được lập thành văn bản.
+ Đơn được tiếp nhận từ nguồn đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến;
+ Đơn được tiếp nhận từ nguồn đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính. Đơn tiếp nhận được từ các nguồn này phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam,
– Thứ ba: Phân loại đơn:
Đơn được phân loại theo nội dung đơn; điều kiện xử lý; thẩm quyền giải quyết hoặc theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người đề nghị, kiến nghị, phản ánh.
Sau khi phân loại đơn, đối với đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh thì tách riêng từng nội dung để xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Trình tự thủ tục giải quyết đơn khiếu nại:
Theo Điều 8 Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức nghiên cứu nội dung đơn khiếu nại, đề xuất người có thẩm quyền xử lý đơn.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo quy định cụ thể tại Điều 9 của Thông tư số 02/2016/TT-BTP của Bộ tư pháp.
Ngoài ra, tại Điều 11 Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định đối với các trường hợp cần xác minh, đối thoại trực tiếp tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định thành lập đoàn xác minh, đối thoại; đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh, đối thoại.
Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định trường hợp phải trưng cầu giám định, thì chi phí trưng cầu giám định do ngân sách nhà nước chi trả; người khiếu nại yêu cầu giám định thì phải chịu chi phí. Trường hợp người khiếu nại yêu cầu giám định lại mà kết quả khác với kết quả giám định trước đó, thì không phải chịu chi phí.
6. Xác minh nội dung tố cáo:
Theo quy định của Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo.
Đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh nội dung tố cáo. Kể từ ngày kết thúc việc xác minh trong thời hạn 5 ngày làm việc thì trưởng đoàn xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Đối với trường hợp xác minh vụ việc phát hiện có dấu hiệu tội phạm, thì đoàn xác minh báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo chuyển cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với trường hợp vụ việc phức tạp hoặc xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tham khảo ý kiến tư vấn của cơ quan chuyên môn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan, tổ chức cuộc họp, trao đổi ý kiến hoặc trưng cầu giám định trước khi kết luận nội dung tố cáo quy định cụ thể tại Điều 20 Thông tư số 02/2016/TT-BTP.
Ngoài ra, tại Điều 21 Thông tư số 02/2016/TT-BTP đã đưa ra quy định trong trường hợp cần thiết, trước khi ban hành kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tổ chức cuộc họp để
7. Quy định về việc xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh:
Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức phải đề xuất người có thẩm quyền xử lý như sau:
– Đối với trường hợp đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền thì có văn bản trả lời người có đề nghị, kiến nghị, phản ánh.
– Trường hợp các đề nghị, kiến nghị, phản ánh không liên quan đến lĩnh vực thi hành án dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì chuyển đơn cùng các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và trả lời, hướng dẫn cho người đề nghị, kiến nghị, phản ánh.
– Trường hợp đề nghị, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển, hướng dẫn, trả lời theo quy định của pháp luật nhưng đương sự vẫn tiếp tục có đơn cùng nội dung; đơn đề gửi nhiều cơ quan, trong đó có đề cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.