Trong quá trình thực hiện việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án mà có đơn thư khiếu nại tố cáo thì cần được xác minh tính chính xác của đơn. Vậy mẫu kế hoạch xác minh đơn được pháp luật Thi hành án dân sự quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu kế hoạch xác minh đơn là gì?
- 2 2. Mẫu kế hoạch xác minh đơn:
- 3 3. Một số quy định về kế hoạch xác minh đơn:
- 3.1 3.1. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo:
- 3.2 3.2. Thông báo quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo:
- 3.3 3.3. Làm việc trực tiếp với các bên khi xác minh nội dung tố cáo:
- 3.4 3.4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến việc xác minh nội dung tố cáo:
- 3.5 3.5. Xác minh thực tế trong việc xác minh nội dung tố cáo:
1. Mẫu kế hoạch xác minh đơn là gì?
Theo cách hiểu thông thường, xác minh có thể được hiểu sơ khai nhất là tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ từ những sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế cuộc sống bằng những cách khác nhau để làm sáng tỏ sự thật về một vấn đề nào đó.
Mẫu kế hoạch xác minh đơn là mẫu bản kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch về việc xác minh đơn. Mẫu kế hoạch nêu rõ thông tin nội dung đơn, kế hoạch xác minh… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP.
Mẫu kế hoạch xác minh đơn được lập ra để lên kế hoạch về việc xác minh đơn. Mẫu kế hoạch xác minh đơn là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó mà lên kế hoạch xác minh đơn thư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Việc lên kế hoạch sẽ giúp được việc xác minh đơn thư một cách chính xác nhân.
2. Mẫu kế hoạch xác minh đơn:
Mẫu số 10/PTHA: Kế hoạch xác minh đơn được ban hành kèm theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng . Mẫu kế hoạch xác minh đơn có nội dung cơ bản như sau:
BTL QK…(BTTM, QCHQ
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số:…………/KH-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
Xác minh đơn ……
Của đương sự: …
Địa chỉ: ……
Căn cứ …….
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
…..
(phần này ghi rõ mục đích xác minh và yêu cầu cần đạt được).
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG XÁC MINH
1. Xác minh các nội dung theo đơn và các nội dung khác Trưởng phòng Thi hành án yêu cầu.
2. Đối tượng xác minh
– Người khiếu nại (tố cáo).
– Người bị khiếu nại (tố cáo).
– Những người (cơ quan, đơn vị) liên quan (nếu có).
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
……
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN
……
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
…./.
Nơi nhận:
– Người xác minh;
– Lưu: VT, HS, THA; ……
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên và đóng dấu)
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
(ký tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu kế hoạch xác minh đơn:
– Ghi rõ ngày tháng năm thưc hiện việc xác minh đơn;
– Ghi rõ tên đơn cần xác minh trong kế hoạch xác minh đơn;
– Phần cuối cùng người lập kế hoặc và trưởng phòng ký và ghi rõ họ tên.
3. Một số quy định về kế hoạch xác minh đơn:
Trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).
3.1. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo:
Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo do Tổ trưởng Tổ xác minh lập và trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh phê duyệt. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo gồm:
– Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh
– Mục đích, yêu cầu của việc xác minh
– Nội dung xác minh
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, bằng chứng
– Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh
– Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc; nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh
– Việc báo cáo tiến độ thực hiện
– Các nội dung khác có liên quan (nếu có)
3.2. Thông báo quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo:
Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm giao quyết định thành lập Tổ xác minh cho người bị tố cáo. Trong trường hợp người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, đơn vị thì giao quyết định thành lập Tổ xác minh cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tổ chức việc công bố quyết định thành lập Tổ xác minh với thành phần tham dự gồm: Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị thành lập Tổ xác minh, Tổ xác minh, người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo; trường hợp cần thiết, mời đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham dự.
Việc giao hoặc công bố quyết định phải lập thành biên bản có chữ ký của Tổ trưởng Tổ xác minh, cá nhân bị tố cáo, người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo. Biên bản được lập thành ít nhất 2 bản, giao một bản cho cá nhân bị tố cáo, người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo và lưu trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
3.3. Làm việc trực tiếp với các bên khi xác minh nội dung tố cáo:
– Làm việc trực tiếp với người tố cáo
Trong trường hợp cần thiết, Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.
Nội dung làm việc với người tố cáo phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc với người tố cáo. Biên bản lập thành ít nhất 2 bản, giao 1 bản cho người tố cáo nếu người tố cáo có yêu cầu và lưu trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Trong trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.
– Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo
Tổ xác minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình.
Nội dung làm việc với người bị tố cáo phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của người bị tố cáo, người chủ trì làm việc với người bị tố cáo và lập thành ít nhất 2 bản, giao 1 bản cho người bị tố cáo nếu có yêu cầu và lưu trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Trong trường hợp giải trình của người bị tố cáo chưa rõ; thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì Tổ xác minh yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng về các vấn đề còn chưa rõ.
3.4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến việc xác minh nội dung tố cáo:
Để làm rõ nội dung tố cáo, người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ xác minh yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ xác minh trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
3.5. Xác minh thực tế trong việc xác minh nội dung tố cáo:
Căn cứ kế hoạch xác minh, tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người ra quyết định thành lập Tổ xác minh, Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản ghi đầy đủ kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan. Biên bản phải có chữ ký của người xác minh, những người có liên quan và phải lưu trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Trưng cầu giám định khi xác minh nội dung tố cáo
Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo thì người ra quyết định thành lập Tổ xác minh trưng cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định.
Việc trưng cầu giám định thực hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; thông tin, tài liệu, bằng chứng cần giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn có kết luận giám định.
Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo
– Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Văn bản báo cáo phải được các thành viên trong Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến.
– Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo ngay với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Người ra quyết định thành lập Tổ xác minh phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền, báo cáo người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng