Viện kiểm sát còn phải lập kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị bằng văn bản để nhằm kiểm soát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị. Vậy mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị là gì, mục đích của mẫu kế hoạch?
- 2 2. Mẫu số 53/TH: Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo kế hoạch:
- 4 4. Những quy định liên quan đến kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị:
1. Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị là gì, mục đích của mẫu kế hoạch?
Kháng nghị có thể được hiểu là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền nhằm thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của
Kiến nghị của Viện kiểm sát có thể hiểu là việc Viện kiểm sát nêu ý kiến, nguyện vọng, để xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
Theo đó có thể hiểu trại giam là một trong các cơ quan thi hành án hình sự theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2019, là nơi tạm giam, giam giữ những người phải thi hành án tù có thời hạn và tù không thời hạn.
Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị là văn bản do Viện Kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc kháng nghị, kiến nghị lập ra với nội dung chủ yếu bao gồm các căn cứ để ra kế hoạch, các số liệu kèm theo, tình hình chấp hành pháp luật của trại giam, tình hình chấp hành pháp luật của cơ quan quản lý thi hành án hình sự và các cơ quan có liên quan cũng như cách thức thực hiện kế hoạch.
Mục đích của mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị: khi ra các quyết định, bản án để thực hiện có hiệu quả và xem xét, kiểm sát kháng nghị, kiến nghị, Viện kiểm sát sẽ lập kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị nhằm mục đích đề ra các kế hoạch chi tiết và cụ thể cũng như các cách thức thực hiện kế hoạch, đảm bảo cho việc thi hành kháng nghị, kiến nghị.
2. Mẫu số 53/TH: Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị:
Mẫu số 53/TH
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC
ngày 26 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT…………….[1]
VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]
Số: ……../KH-VKS…-…[3]
……….., ngày…tháng…năm.
KẾ HOẠCH
Trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị
tại …………………..[4]…………………….
Thực hiện Quyết định số………ngày..….tháng……năm…….của Viện trưởng Viện kiểm sát…2…về trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị tại…4…,
Viện kiểm sát …………..2 ………. tiến hành trực tiếp kiểm sát việc thực hiện Kháng nghị số…..ngày…..tháng….năm …..và Kiến nghị số ….ngày…..tháng…..năm …. của Viện kiểm sát ………2……………tại …………..4 …………… theo các nội dung sau:
NỘI DUNG KIỂM SÁT
Kháng nghị số……ngày….tháng….năm…và Kiến nghị số…ngày…… tháng….. năm……của Viện kiểm sát…..2……đã kháng nghị, kiến nghị theo các nội dung sau:
Nội dung đã kháng nghị
Nội dung đã kiến nghị
Đánh giá kết quả thực hiện
3.1. Những nội dung đã thực hiện
3.2. Những nội dung đang thực hiện
3.3. Những nội dung chưa thực hiện
Nguyên nhân của việc chưa thực hiện
Đề xuất, kiến nghị
CÁCH THỨC THỰC HIỆN
1. Sau khi công bố Quyết định trực tiếp kiểm sát, Đoàn kiểm sát nghe Thủ trưởng đơn vị được kiểm sát……4……. báo cáo bằng văn bản theo các nội dung trên và thống nhất lịch làm việc cụ thể.
2. Trực tiếp nghiên cứu sổ sách, các báo cáo, văn bản, tài liệu và hồ sơ liên quan; kiểm sát những nơi khác có liên quan; làm việc với một số tổ nghiệp vụ; gặp hỏi một số đối tượng; yêu cầu người có liên quan giải trình và tiến hành xác minh (nếu thấy cần thiết); trong một số trường hợp cần thiết, Đoàn kiểm sát lập biên bản xác định tình trạng vi phạm để làm cơ sở kết luận.
3. Kết thúc đợt kiểm sát, Đoàn công bố dự thảo kết luận; dự thảo kiến nghị và dự thảo kháng nghị (nếu có)./.
Nơi nhận:
– Đơn vị được kiểm sát (để thực hiện);
– VKS …….1……… (để báo cáo);
– Thành viên Đoàn kiểm sát (để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG[5]
3. Hướng dẫn soạn thảo kế hoạch:
Người soạn thảo Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một kế hoạch chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức kế hoạch, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của Viện Kiểm sát rakế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện báo cáo, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị;
Về nội dung mẫu kế hoạch: người soạn thảo kế hoạch cần trình bày đầy đủ các nội dung kế hoạch, bao gồm các số liệu kèm theo, Nội dung đã kháng nghị, Nội dung đã kiến nghị, Đánh giá kết quả thực hiện, nguyên nhân của việc chưa thực hiện, các đề xuất, kiến nghị và cách thức thực hiện.
Cuối kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị phải có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhằm xác nhận kế hoạch là đúng thẩm quyền và nội dung kế hoạch đã được xác nhận là chính xác.
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Đơn vị được kiểm sát: cơ sở giam giữ hoặc cơ quan thi hành án hình sự hoặc cơ quan được giao một số nhiệm vụ về thi hành án hình sự theo Điều 44 Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
[5] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
4. Những quy định liên quan đến kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị:
Căn cứ vào Luật thi hành án hình sự năm 2019 cũng như Quy chế kiếm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thì việc thi hành án cần được kiểm sát trong đó có hai phương thức thực hiện hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự là kiểm sát trực tiếp và kiểm sát gián tiếp:
– Kiểm sát trực tiếp:
+ Định kỳ kiểm sát: định kỳ kiểm sát bao gồm kiểm sát hành tuần và một năm hai lần trực tiếp kiểm sát toàn diện việc tuân theo pháp luật trong quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù hoặc trực tiếp kiểm sát một lần.
+ Đột xuất kiểm sát: Đột xuất kiểm sát được Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát tại cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới; cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Lưu ý khi thực hiện phương thức kiểm sát này cần phải đáp ứng điều kiện về dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ở cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Đây là dấu hiệu cơ bản và bắt buộc để áp dụng đột xuất kiểm tra. Thời gian áp dụng đối với phương thức này không kể là ngày hay đêm, chỉ cần khi kiểm sát viên nhận được nguồn thông tin đáng tin cậy, có cơ sở để xác định là có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở nơi giam giữ.
– Kiểm sát gián tiếp:
Phương thức kiểm sát này được thực hiện tuỳ theo tình hình, căn cứ vào tính chất, mức độ của vi phạm mà Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự kiểm tra những nơi đó và
Đối với việc yêu cầu tự kiểm tra thường được áp dụng khi phát hiện có dấu hiện vi phạm pháp luật hoặc đã có vi phạm xảy ra ở nơi giam giữ nhưng chưa có điều kiện để kiểm sát.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị, nội dung kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị và các nội dung liên quan đến kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị.