Trong những năm gần đây, tội phạm về ma túy ngày càng gia tăng với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng những kế hoạch thực hiện phòng, chống tội phạm về ma túy nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội.
Mục lục bài viết
- 1 1. Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy là gì?
- 2 2. Mẫu kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy chi tiết nhất:
- 4 4. Mục đích, yêu cầu của kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy:
1. Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy là gì?
Ma túy là chất kích thích gây nghiện, chất hướng thần được đưa vào cơ thể bằng cách: Tiêm, chích, hút, hít, nhai,…làm thay đổi ý thức và sinh lý của người dùng. Ma túy gây tổn thương cho người sử dụng, cho gia đình và cho cả cộng đồng.
Vì vậy, cấp thiết ở hiện tại không chỉ là vấn đề truy bắt, xử lý các tội phạm về ma túy mà còn là vấn đề lên kế hoạch phòng, chống tội phạm về ma túy.
Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy là văn bản xác định các nội dung về kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy gồm: Mục đích, yêu cầu; nội dung, hình thức và cách thức tổ chức thực hiện
Tội phạm về ma túy là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Tội phạm về ma túy không chỉ gây nên bất ổn về trật tự xã hội mà còn là thủ phạm khiến cho nhiều gia đình tan vỡ, phá hủy nhiều cuộc đời con người. Người ta thương nhắc đến ma túy cái tên “cái chết trăng” để thể hiện sự nguy hiểm của loại chất gây nghiện này. Vì vậy, việc phòng chống tội phạm về ma túy không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan chức năng Nhà nước mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân.
Hiện nay, công tác phòng chống ma túy được đánh giá là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm về ma túy gây nguy hiểm cho xã hội. Để công tác phòng chống tội phạm ma túy đạt hiệu quả thì việc lên kế hoạch là vô cùng quan trọng. Nội dung kế hoạch phòng chống tội phạm ma túy sẽ bao gồm các vấn đề như:
– Đề xuất mục đích, yêu cầu: Đó là mục đích yêu cầu đạt được của Công tác phòng chống tội phạm ma túy cụ thể ở từng thời điểm, từng địa phương. Việc đề xuất mục đích, yêu cầu trong nội dung kế hoạch là căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm được tinh thân chung cả kế hoạch và có những phương hướng thực hiện tích cực. Mục đích và yêu cầu được nêu ra cũng là căn cứ để đánh giá kết quả đạt được sau từng thời kỳ.
– Nội dung và hình thực thực hiện: Là việc lên những phương án chi tiết về phòng, chống tội phạm ma túy cùng những quy định cụ thể quyền hạn và nhiệm vụ của từng đơn vị, tổ chức, cơ quan.
– Tổ chức thực hiện: Triển khai chi tiết thời gian, đơn vị tham gia thực hiện và kế hoạch báo cáo định kỳ
2. Mẫu kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy chi tiết nhất:
Nội dung cơ bản của mẫu kế hoạch về việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và ma túy như sau:
UBND TỈNH ……..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
———————
Số: ………/KH-SGDĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…tháng…năm…
KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và ma túy năm … (1)…
Thực hiện (2)…., Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tội phạm và ma túy năm… (1)… với những nội dung cơ bản như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
….(3)……
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC
…….(4)……
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
……..(5)……/.
Nơi nhận:
– …(6)…
– Lưu: VT, (7).
GIÁM ĐỐC (8)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy chi tiết nhất:
(1) Ghi rõ năm ban hành kế hoạch.
(2) Ghi các căn cứ pháp lý để ban hành kế hoạch trong năm.
(3) Mục đích, yêu cầu.
(4) Nội dung kế hoạch.
(5) Ghi rõ kế hoạch tổ chức thực hiện.
(6) Ghi thông tin các cơ quan để báo cáo, phối hợp
(7) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)
(8) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.
Ký và ghi rõ họ tên
4. Mục đích, yêu cầu của kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy:
Ngày 26 tháng 2 năm 2021 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ma túy năm 2021 mục đích, yêu cầu được thể hiện trong nội dung kế hoạch gồm những vấn đề sau:
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội và Kế hoạch, Chương trình của Ban Chỉ đạo 138/CP về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng; phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp và Thủ trưởng đơn vị trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, cũng như hành động trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
2. Triển khai đồng bộ các biện pháp, phối hợp với liên ngành Tư pháp và các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm và tệ nạn về ma túy; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp trong việc thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế, ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy trong đời sống, xã hội; xử lý nghiêm, kịp thời các vụ án ma túy đã được phát hiện, cùng các lực lượng chuyên trách từng bước xóa bỏ các đường dây, tụ điểm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy; phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi công chức, viên chức, người lao động trong Ngành đối với công tác phòng, chống ma túy góp phần làm giảm tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao, đạt và vượt chỉ tiêu trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Kế hoạch, Chương trình của Ban Chỉ đạo 138/CP và Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kết hợp với tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, các biện pháp ngăn ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy; kịp thời phát hiện những sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước đối với các chất ma túy và tiền chất, kịp thời ban hành văn bản kiến nghị để có biện pháp sửa chữa, khắc phục.
4. Thông qua công tác kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử tội phạm ma túy cần tập trung nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật phòng, chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bổ sung, khắc phục. Định kỳ đánh giá kết quả công tác kiểm sát trong công tác phòng, chống ma túy và xây dựng kế hoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo.
5. Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy; chú trọng trao đổi, phối hợp trực tiếp để giải quyết từng vấn đề, vụ việc, đồng thời tập trung nghiên cứu xây dựng văn bản hợp tác, đề xuất cấp có thẩm quyền ký kết thực hiện.
Ma túy không chỉ gây nên mất trật tự an toàn xã hội, mà còn gây tổn hai sức khỏe cho chính người sử dụng nó. Một lượng lớn sức lao động đã bị suy giảm do ma tuy gây nên, thu nhập quốc dân vì thế cũng giảm sút. Xã hội đối mặt với nhiều vẫn đề về nạn trộm cắp, đánh bạc, giết người…Hiểu rõ mối nguy hại của ma túy và tội phạm về ma túy, hàng năm, Nhà nước ta chi hàng nghìn tỷ đồng vào công tác phòng, chống tội phạm về ma túy. Tuy nhiên, để đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tội phạm về ma túy không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng nhà nước mà mỗi người dân dân Việt Nam cùng cần góp sức vào công cuộc chung này.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và ma túy chi tiết nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý:
– Luật phòng chống ma túy 2021
– Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống ma túy năm 2021