Mẫu kế hoạch bài dạy minh họa môn Vật lý THCS mô đun 2 là mẫu giáo án bài theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT mới.
Mục lục bài viết
1. Mục tiêu dạy học:
– Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.
– Vận dung được kiến thức, kĩ năng đã học
– HS thực hành đo độ dài, khối lượng, thời gian.
– Rèn luyện các phẩm chất chủ yếu: trung thực, chăm chỉ, tích cực tham gia các hoạt động thực hành
2. Thiết bị dạy học và học liệu:
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo độ dài
Giáo viên: Các loại thước: Thước thẳng, thước dây, thước cuộn…..
Học sinh: Học sinh chuẩn bị thước kẻ
Hoạt động 2:Thực hành đo độ dài
Giáo viên: Nội dung thực hành: Đo chiều dài , chiều rộng SGK Toán 6, chiều dài cửa sổ
Học sinh: Bảng 1.1 SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo khối lượng
Giáo viên: Các loại cân: Cân đồng hồ, cân y tế
Học sinh: Cân đồng hồ,vật đem cân tùy chọn
Hoạt động 4: Thực hành đo độ khối lượng
Giáo viên: Phiếu học tập
Học sinh: Nam châm, bút dạ
Hoạt động 5: Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo thời gian
Giáo viên:
– Đồng hồ bấm giây hiện số
– Đồng hồ bấm giây chỉ thị bằng bằng kim
Học sinh: Bút dạ,nam châm
Hoạt động 6: Thực hành đo độ thời gian
Giáo viên: Phiếu học tập
Học sinh: Bút dạ, nam châm
3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động [1]. [Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo độ dài]
– Nội dung dạy học trọng tâm:
+ Đơn vị đo độ dài:mét (m)
+ Dụng cụ đo độ dài: thước gồm:thước kẻ, thước dây, thước cuộn
+ Cách đo độ dài:
- Ước lượng độ dài cần đo
- Chọn dụng cụ đo là thước có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp
- Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho ngang bằng với vạch số 0 của thước là một đầu của vật
- Vị trí đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước đầu kia của vật
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
– PP/KTDH chủ đạo:
- Vấn đáp
- Thuyết trình
- Khám phá
– Phương án đánh giá:Dựa trên câu trả lời và kết quả thực hành của học sinh
Hoạt động [2]. [Thực hành đo độ dài]
– Nội dung dạy học trọng tâm:
+ Nội dung thực hành:
- Đo chiều dài, chiều rộng của SGK Toán 6
- Đo chiều dài cái bảng
* Bảng kết quả đo độ dài bảng 1.1 sgk
– PP/KTDH chủ đạo: Dạy học hợp tác
– Phương án đánh giá: Dựa trên câu hỏi và kết quả thực hành của học sinh
H oạt động [3]. [Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo khối lượng] (20 phút)
– Nội dung dạy học trọng tâm:
+ Nêu được dụng cụ đo.
+ Biết được đơn vị của khối lượng
+ Nắm được các bước đo độ dài bằng cân đồng hồ
– PP/KTDH chủ đạo:
+ Dạy học trực quan bằng mẫu vật.
+ Dạy học giải quyết vấn đề.
– Phương án đánh giá: Dựa trên câu hỏi và kết quả thực hành của học sinh.
Hoạt động [4]. [Thực hành đo khối lượng] (25 phút)
– Nội dung dạy học trọng tâm:
- Đo được khối lượng của 1 vật bất kì bằng cân đồng hồ
– PP/KTDH chủ đạo:
- Dạy học trực quan bằng mẫu vật.
- Dạy học hợp tác
– Phương án đánh giá: Dựa trên câu hỏi và kết quả thực hành của học sinh.
Hoạt động [5]. Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo thời gian (20 phút)
Hoạt động [6]. Thực hành đo thời gian] (25 phút)
4. Các hoạt động học:
Hoạt động 1. [Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo độ dài] (20 phút)
– Mục tiêu: (KHTN 1.1, KHTN 2.1)
– Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1.1: khởi động
– Cho hai hs đóng vai thực hiện đo độ dài bằng tay để thấy được sự khác nhau về độ dài của hai em đo được
– Gv đặt câu hỏi kết quả đo của hai bạn ko giống nhau. Vậy làm thế nào để thống nhất được kq đo độ dài? => Gv ĐVĐ vào bài
Hoạt động 1.2: hình thành kiến thức đơn vị, dụng cụ, cách đo độ dài
* Tìm hiểu đơn vị đo
Gv giới thiệu đơn vị đo
* Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C4.
? Dụng cụ đo độ dài gồm những dụng cụ nào
GV yêu cầu HS quan sát thước kẻ của HS.
? Thước kẻ có số đo lớn nhất là bao nhiêu
GV
Độ dài lớn nhất ghi trên thước gọi là giới hạn đo (GHĐ) của thước.
? Hãy chỉ ra hai vạch liên tiếp nhau trên thước tính từ vạch số 0. Hai vạch này có độ dài bao nhiêu?
GV thông báo:
Độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước gọi là độ chi nhỏ nhất (ĐCNN) của thước.
GV cho HS quan sát thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
? Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
Yêu cầu cá nhân HS nhận xét và GV nhận xét lại. Nếu HS chưa xác định được GV có thể hướng dẫn lại cho HS.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C6, C7
Tìm hiểu cách đo độ dài.? Để chọn thước đo phụ hợp ta cần phải làm gì trước tiên?
Yêu cầu HS quan sát lần lượt các hình 2.1, 2.2, 2.3 và trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
? Trong hình 2.1, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì.
? Cần phải đặt thước như thế nào để đo chiều dài của vật chính xác.
? Trong hình 2.2, hình nào vẽ cách đặt mắt đúng để đọc kết quả đo.
? Cần đặt mắt đo như thế nào để đọc đúng kết quả?
? Trong hình 2.3, nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào?
GV yêu cầu cá nhân HS nhắc lại cách đo độ dài.
– Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh, kết quả thực hành .
– Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập
Mô tả hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá trong hoạt động (chỉ rõ đánh giá qua quan sát, viết hay hỏi đáp với công cụ là rubric, câu hỏi, bài tập, do GV đánh giá hay HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng …)
Trong đó: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (thông qua các sản phẩm học tập) chính là đánh giá mức độ HS đáp ứng mục tiêu của hoạt động học.
Hoạt động 2. Thực hành đo độ dài (25 phút)
– Mục tiêu: (KHTN 1.1, KHTN 2.1)
– Tổ chức hoạt động
Hoạt động 2.1: Thực hành:
– Phân nhóm, giao dụng cụ cho các nhóm
– Yêu càu hs thực hành đo chiều dài SGK vật lí 6, chiều rộng, chiều dài bàn học.
Hoạt động 2.2: Đánh giá kết quả thực hành
– Các nhóm lần lượt trình bày báo cáo kết quả đo thực hành theo bảng 1.1 SGK
– Dự kiến sản phẩm học tập: Kết quả thực hành .
– Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập
Mô tả hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá trong hoạt động (chỉ rõ đánh giá qua quan sát, viết hay hỏi đáp với công cụ là rubric, câu hỏi, bài tập, do GV đánh giá hay HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng …)
Trong đó: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (thông qua các sản phẩm học tập) chính là đánh giá mức độ HS đáp ứng mục tiêu của hoạt động học.
HĐ 3: Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo khối lượng
– GV đưa ra tình huống: Trong đời sống để mua 1kg thịt người ta dùng dụng cụ gì để đo?
HS: Thảo luận và đưa ra ý kiến
GV: Chốt và cho HS xem cân đồng hồ.
GV đặt câu hỏi gợi mở:
– Cân đồng hồ có những bộ phận chính nào.
– Bộ phận nào quan trọng nhất của cân.
– Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân
HS thảo luận và chỉ ra các bước đo độ dài.
Hoạt động [4]. [Thực hành đo khối lượng
GV: Giao nhiệm vụ cho nhóm: Mỗi nhóm 1 cái cân đồng hồ và vật đem cân(vd: 1 kg xoài),
Phát phiếu học tập cho các nhóm.
HS: HĐ theo nhóm và ghi vào phiếu học tập
GV: Theo dõi các nhóm HĐ.
HS: Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.
– Dự kiến sản phẩm học tập
Phiếu học tập
– Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập
– GV đánh giá kết quả thực hành của HS qua phiếu học
Hoạt động 5. Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo thời gian (20 phút)
– Mục tiêu: KHTN 1.1
Nêu được đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
– Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị:
– Hs làm việc cá nhân
– Dụng cụ: đồng hồ bấm giây
* Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv sử dụng phương pháp dạy học khám phá và dạy học hợp tác, phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập
Bước 1:
– GV đưa ra tình huống: Để đo khối lượng ta có thể dùng các loại cân, và đơn vị khối lượng là kg. Tương tự như vậy thời gian cũng có đơn vị đo và có thể đo được bằng dụng cụ nào đó chúng ta cùng tìm hiểu
– Hs trả lời cá nhân
Gv: hỏi Hs ta dùng dụng cụ đo thời gian để phục vụ cho các hoạt động nào trong cuộc sống, học tập
– Hs: trả lời cá nhân
Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
– Hs đưa ra cách đo thời gian của một bạn gấp một chiếc thuyền giấy
Bước 3: Thực hiện kế hoạch tìm hiểu vấn đề
– Hs thực hiện theo nhóm để đưa ra phương an hoàn thành nhanh nhất.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
– Các nhóm báo cáo lại kết quả đã thực hiện
– Dự kiến sản phẩm học tập
Sp học tập là câu trả lời của hs
– Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập
(Sử dụng công cụ đánh giá – câu hỏi)
– Đo thời gian bằng các dụng cụ gì?
Gợi ý đáp án: đồng hồ
– Đơn vị đo thời gian là gì?
Gợi ý: giây, phút , giờ
– Trình bày cách đọc kết quả đo
Gợi ý: đọc số ghi đồng hồ theo thứ tự từ trái qua phải
Hoạt động 6: Thực hành đo thời gian] (25 phút)
– Mục tiêu: KHTN 2.1
Dùng đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
– Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị:
– Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm một nhóm trưởng và 1 thư kí
– Dụng cụ: Mỗi nhóm một đồng hồ bấm giây
* Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv sử dụng phương pháp dạy học khám phá và dạy học hợp tác, phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập
Bước 1:
– GV đưa ra tình huống: Ta sẽ đo thời gian, đọc kết quả,ghi kết quả như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu
– Hs chia nhóm theo hướng dẫn
Bước 2: Hs tìm hiểu cách đo, ghi kết quả vào phiếu học tập
Bước 3: Tiến hành đo thời gian theo yêu cầu
– Hs thực hiện theo nhóm để đưa ra phương an hoàn thành nhanh nhất.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
– Các nhóm báo cáo lại kết quả đã thực hiện
– Dự kiến sản phẩm học tập
Sp học tập là hoàn thành phiếu học tập kèm theo
– Phương án đánh giá kết quả học tập
5. Hồ sơ dạy học:
Với hoạt động trải nghiệm, sử dụng: Hồ sơ hoạt động
Các phiếu học tập, rubric đánh giá …