Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động hay còn được gọi là hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Số: …
Hôm nay, ngày … tháng … năm … Tại: …
BÊN A (Bên đưa người lao động xuất khẩu):
Đại diện Ông/Bà: …
Chức vụ: …
Địa chỉ: …
Điện thoại: …
Mã số thuế: …
Tài khoản số: …
BÊN B (Người lao động):
Ông/Bà: …
Sinh năm: …
Quốc tich: …
Nghề nghiệp: …
Địa chỉ thường trú: …
Số căn cước công dân: …
Số sổ lao động (nếu có): …
Hai bên thỏa thuận và cam kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:
Điều 1: Thời hạn và công việc của hợp đồng:
– Thời hạn hợp đồng: …
– Thời gian thử việc: …
– Thời gian làm việc: …
– Nước đến làm việc: …
– Nơi làm việc của người lao động: …
– Loại công việc: …
– Thời gian làm việc được tính từ khi chủ sử dụng lao động bố trí việc làm: …
Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của bên người lao động:
2.1. Tham gia đầy đủ khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bên đưa đi tổ chức; trong thời gian…… (ngày), đảm bảo thời lượng 74 tiết, kiểm tra đạt kết quả và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
2.2. Tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng nghề … do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian … (ngày). Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề là … do … (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.
2.3. Tham gia khóa đào tạo ngoại ngữ … do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian … (ngày). Phí đào tạo ngoại ngữ là … do … (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của bên đưa đi:
3.1. Thu tiền dịch vụ nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng này.
3.2. Tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo thời lượng … tiết theo quy định.
3.3. Thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.
3.4. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc.
3.5. Đảm bảo người lao động được ký kết
3.6. Phối hợp với Bên nước ngoài tiếp nhận hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.
3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.
3.8. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động tổ chức, hướng dẫn cho người lao động xuất, nhập cảnh về nước theo hợp đồng đã ký.
3.9. Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có);
3.10. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh (nếu có) về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
3.11. Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
3.12. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 4: Trách nhiệm thực hiện hợp đồng:
Hai bên thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng, trường hợp một trong hai bên vi phạm sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành, quy trách nhiệm bồi thường vật chất theo mức độ thiệt hại do mỗi bên gây ra.
Điều 5: Gia hạn hợp đồng:
Trường hợp, hợp đồng giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận được gia hạn thì doanh nghiệp Việt Nam và người lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các khoản ghi tại Điều 2, Điều 3 của hợp đồng này.
Điều 6: Giải quyết tranh chấp:
Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở hợp đồng này được giải quyết trước hết bằng thương lượng, hòa giải giữa hai bên; trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Điều 7: Điều khoản cuối cùng:
Hợp đồng này được làm thành … bản, một bản do doanh nghiệp giữ, một bản do người lao động giữ để thực hiện, có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn … năm. Hai bên đại diện doanh nghiệp và người lao động đã đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trên đây nhất trí ký tên.
NGƯỜI LAO ĐỘNG | ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP |
(Ký tên, ghi rõ họ tên) | (Ký tên, đóng dấu) |
2. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng xuất khẩu lao động:
Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu lao động, hợp đồng xuất khẩu lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó ghi lại quyền và nghĩa vụ của các bên, hạn chế tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên trong quá trình ký kết, soạn hợp đồng xuất khẩu lao động, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
– Hợp đồng xuất khẩu lao động cần phải đảm bảo các nội dung chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định Điều 14 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định chi tiết về nội dung và mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (hay còn được gọi là hợp đồng xuất khẩu lao động) là hình thức hợp đồng được ký kết giữa người lao động và các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.
Theo đó, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa các đối tượng được xác định là người lao động và các tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, phù hợp với quy định pháp luật của vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc.
Trong hợp đồng xuất khẩu lao động cần phải đảm bảo được những nội dung như sau: Thời gian làm việc, ngành nghề xuất khẩu lao động, nước và vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc nhất định, giáo dục định hướng nghề nghiệp trước khi đi làm việc tại nước ngoài, điều kiện làm việc, môi trường làm việc, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, chế độ an toàn lao động trong quá trình làm việc, tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ và các khoản khấu trừ từ tiền lương, điều kiện ăn ở, điều kiện sinh hoạt phải điều kiện đi lại tại nơi làm việc, trách nhiệm chi trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại, chế độ khám chữa bệnh, quyền lợi của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, cơ chế và thủ tục áp dụng để giải quyết tranh chấp … một số thỏa thuận khác không được trái với đạo đức xã hội và không trái với quy định của pháp luật;
– Pháp luật được áp dụng trong hợp đồng xuất khẩu lao động đó là Bộ luật lao động và Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và hợp đồng lao động phải có những nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động trên thực tế, các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được quy định cụ thể trong hợp đồng xuất khẩu lao động;
– Về địa điểm làm việc và quá trình làm việc, các bên cần phải quy định rõ về các khu vực bị cấm đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó bao gồm các khu vực có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, các khu vực bị nhiễm xạ, các khu vực bị nhiễm độc đặc biệt nghiêm trọng, các khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, các khu vực mà nước tiếp nhận lao động nghiêm cấm người lao động nước ngoài đến để làm việc tại khu vực đó;
– Đối với ngành nghề và công việc bị cấm đi làm việc ở nước ngoài thì cũng sẽ không được phép thảo luận để ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động. Chỉ được phép ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động đối với những ngành nghề mà pháp luật cho phép, những ngành nghề công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm không phù hợp với tình trạng của người Việt Nam hoặc những công việc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam thuộc danh mục cấm thì sẽ không được phép thỏa thuận.
3. Mức thù lao theo đối với hoạt động môi giới xuất khẩu lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức thù lao đối với hoạt động môi giới trong quá trình xuất khẩu lao động. Theo đó, mức thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi giới với các tổ chức và cá nhân trung gian, tuy nhiên không được vượt quá 0.5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động của người lao động cho 12 tháng làm việc. Trong trường hợp, hợp đồng lao động có thời hạn làm việc với khoảng thời gian từ 36 tháng trở lên thì mức tranh thủ giao theo hợp đồng môi giới sẽ không được vượt quá 1.5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động của người lao động xuất khẩu. Đối với mỗi tranh thủ lao theo hợp đồng môi giới trong một số thị trường và ngành nghề công việc cụ thể sẽ được áp dụng theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.