Hợp đồng tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm là một loại hợp đòng dịch vụ khá phổ biến đối với các bên kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ. Vậy hợp đồng tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm được biên soạn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
(V/v tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm)
Số: …/20…./HĐDV
Căn cứ Bộ Luật Dân sự số
Căn cứ luật
Xét nhu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi bên.
Hợp đồng cung ứng dịch vụ tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) này được lập ngày tháng … năm 20…., tại …………. giữa các bên sau đây:
BÊN A: ………
Địa chỉ trụ sở : …………
Người đại diện: ……….Chức danh: ……….
Điện thoại: ……
Mã số thuế : ………
BÊN B:
Bao gồm:
1. CÔNG TY ………
Địa chỉ trụ sở: ………
Người đại diện : ………… Chức danh: ………….
Mã số thuế: …………..
Và
2. CÔNG TY ………
Địa chỉ trụ sở : ………..
Người đại diện : ……… Chức danh: ……….
Mã số thuế: ………
(Bên B hoạt động dựa trên Hợp đồng hợp tác kinh doah số …./20….)
Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên đồng ý ký hợp đồng này với các điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
Bên A có trách nhiệm phối hợp cùng Bên B trong việc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm…. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để Bên B thực hiện quyền phân phối (bán buôn, bán lẻ) các sản phẩm….. tại địa chỉ trụ sở của Bên A.
Điều 2. Phạm vi cung ứng dịch vụ
Phạm vi cung ứng dịch vụ bao gồm:
– Bên A hỗ trợ Bên B trong việc cải tạo và sử dụng mặt bằng để thực hiện quyền phân phối hàng hóa (Sơ đồ địa điểm kinh doanh sẽ được hai bên thống nhất trong
– Bên A phối hợp cùng Bên B trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, quảng bá sản phẩm do bên B cung cấp (Phương thức tìm kiếm thị trường, cách thức tiêu thụ sản phẩm và phương pháp quảng bá sản phẩm sẽ được các bên thống nhất trong Quy chế hoạt động của trung tâm phân phối hàng hóa);
– Bên A xây dựng các dự án hợp tác phát triển giữa Bên B với các tổ chức trong nước, quốc tế trong chức năng hoạt động của Bên A;
Điều 3: Thời hạn cung ứng dịch vụ
Thời hạn cung ứng dịch vụ là … năm kể từ ngày……tháng…..năm 20…. đến ngày …. Tháng ….. năm 20…..
Trong mọi trường hợp, Bên B được quyền ưu tiên tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khoảng thời gian ….. năm tiếp theo khi hợp đồng hết hiệu lực. Hai bên cùng phối hợp trong việc xây dựng
Điều 4: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
Chi phí dịch vụ được tính trọn gói là: ……….. VNĐ/tháng (Bằng chữ: ……. đồng) đã bao gồm …. % thuế giá trị gia tăng. Không bao gồm …. tháng cải tạo mặt bằng kể từ thời điểm hợp đồng được ký kết. Bên A có trách nhiệm xuất hóa đơn cho Bên B (Đại diện là: Công ty ………) trong vòng ….. ngày làm việc kể từ ngày nhận được khoản tiền thanh toán của Bên B.
Phương thức thanh toán: Phí dịch vụ được tính theo tháng (trong vòng …. ngày đầu tiên của mỗi tháng).
Cách thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Đồng tiền thanh toán: Là đồng tiền Việt Nam (VNĐ)
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
5.1 Quyền của Bên A:
– Nhận tiền dịch vụ của bên B;
– Yêu cầu bên B cung cấp thông tin nhằm mục đích quảng bá sản phẩm;
– Yêu cầu Bên B thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định tại Hợp đồng này.
5.2 Nghĩa vụ Bên A:
– Hỗ trợ bên B trong việc cải tạo mặt bằng và sử dụng mặt bằng tại trụ sở chính của trung tâm;
– Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động phân phối hàng hóa của Bên B;
– Tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm do Bên B phân phối;
– Quảng bá hình ảnh, sản phẩm tới đối tượng có nhu cầu;
– Phối hợp cùng Bên B trong việc giải trình hoạt động kinh doanh với các cơ quan chức năng khi có yêu cầu;
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
6.1 Quyền Bên B:
– Toàn quyền trong việc khai thác, sử dụng mặt bằng vào mục đích kinh doanh, phân phối hàng hóa;
– Yêu cầu bên A hỗ trợ trong việc phân phối sản phẩm;
– Nhận thông tin thị trường và khách hàng do bên A cung cấp;
– Yêu cầu Bên A thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ thuộc về Bên A theo quy định tại Hợp đồng này.
6.2 Nghĩa vụ của bên B:
– Thực hiện cải tạo mặt bằng phục vụ hoạt động kinh doanh;
– Tuân thủ các quy định được ban hành hợp lệ của ……;
– Trả tiền dịch vụ cho bên A đầy đủ và đúng hẹn theo thỏa thuận.
Điều 7: Luật áp dụng và Giải quyết tranh chấp
Toàn văn Hợp đồng này được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Mọi bất đồng, tranh chấp giữa các bên của Hợp đồng, phát sinh từ và/hoặc liên quan đến Hợp đồng này phải được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng, hòa giải giữa hai bên. Trong trường hợp không đạt được một giải pháp hữu hảo thông qua tự hòa giải giữa hai bên, một trong hai bên hoặc cả hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Các thỏa thuận khác
Toàn văn Hợp đồng này bao gồm: văn bản Hợp đồng này, các Phụ lục gia hạn Hợp đồng (nếu có), các phụ lục sửa đổi, bổ sung Hợp đồng (nếu có) và các văn bản khác đính kèm văn bản Hợp đồng này.
Trong quá trình thực hiện, các bên có quyền đề xuất sửa đổi bất kỳ nội dung nào của bản Hợp đồng này. Mọi sửa đổi, bổ sung bất kỳ Điều khoản nào của văn bản Hợp đồng này đều phải được người đại diện hợp pháp của hai bên lập thành văn bản dưới hình thức một Phụ lục sửa đổi, bổ sung Hợp đồng và phải được ký kết theo thẩm quyền, trình tự như ký kết văn bản Hợp đồng này.
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày bên cuối cùng ký tên, đóng dấu hợp pháp vào văn bản Hợp đồng này và kết thúc khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ hoặc có hai bên thỏa thuận chấm dứt.
Hợp đồng này được lập thành …….. bản có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ ….. bản
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
2. Hợp đồng tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về hợp đồng dịch vụ. Theo đó có thể hiểu hợp đồng dịch vụ chính là một sự thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, qua đó bên cung ứng dịch vụ sẽ thực hiện một công việc cho bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ sẽ có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy có thể thấy hợp đồng tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm là một dạng của hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ này có đối tượng của hợp đồng là công việc cụ thể là tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Đối với loại hợp đồng này thì bên có nghĩa vụ sẽ phải thực hiện một công việc nhất định hoặc không thực hiện một công việc nào đó vì lợi ích của bên có quyền. Đây cũng là một dạng hợp đồng song vụ nghĩa là cả hai bên của hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Cụ thể bên cung ứng dịch vụ sẽ phải thực hiện công việc theo sự thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ lợi ích và nhu cầu của bên đó, ngược lại bên sử dụng dịch vụ sếp phải thanh toán chi phí đối với dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã cung cấp.
3. Đặc điểm của hợp đồng tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm:
Hợp đồng tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm là một loại hợp đồng dịch vụ do đó hợp đồng này cũng có các đặc điểm của hợp đồng dịch vụ trong đó:
Đây là một dạng hợp đồng xong vụ có nghĩa là bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều có nghĩa vụ với nhau. Bên cung cấp dịch vụ phải thực hiện một công việc vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ sẽ phải trả phí cho bên cung cấp dịch vụ đã cung cấp.
+ Đây cũng là một trong các loại hợp đồng có đền bù. Điều này có nghĩa là khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ của mình dẫn đến thiệt hại thì có thể yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại tương ứng.
+ Mỗi bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ sẽ đều có các quyền và nghĩa vụ riêng của mình.
Hợp đồng cung ứng dịch vụ để tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm sẽ có hiệu lực ngay tại thời điểm mà các bên thỏa thuận và ký kết các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
Các văn bản pháp luất ử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015.