Trong những năm gần đây, mô hình nhà ở xã hội rất phát triển, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người lao động. Sau khi được sở hữu nhà ở xã hội, do không có nhu cầu sử dụng, nhiều người có nhu cầu cho thuê. Vậy mẫu hợp đồng thuê nhà ở xã hội được soạn thảo như thế nào và các điểm lưu ý khi thuê nhà ở xã hội là gì?
Mục lục bài viết
1. Nhà ở xã hội là gì:
Tại khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 có giải thích về “nhà ở xã hội”, theo quy định này thì nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.
Trường hợp nhà ở xã hội là căn hộ chung cư thì những căn hộ phải đạt tiêu chuẩn diện tích tối thiểu là 25m2/sàn và tối đa là 70m2/sàn.
Tuy nhiên sẽ tuỳ vào hoàn cảnh của từng địa phương, thì Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh sẽ có thể quy định tăng thêm diện tích cho những căn hộ song không được vượt quá diện tích là 77m2 và số lượng các căn tăng thêm diện tích không quá là 10% tổng số các căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội trong dự án.
Riêng với nhà ở xã hội là nhà ở liền kế thấp tầng, thì diện tích nhà ở không vượt quá 70m2.
2. Mẫu hợp đồng thuê nhà ở xã hội:
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Nhà ở năm 2014 được quy định theo mẫu số 02 phụ lục III quy định về các mẫu hợp đồng được Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021 của Bộ Xây dựng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày … tháng … năm ..…
MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI
Số: …/HĐ
Căn cứ Bộ Luật Dân sự;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Thông tư số 09 /2021/TT-BXD ngày tháng năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ đơn đề nghị thuê nhà ở xã hội của ông (bà) ….. ngày…. tháng…. năm ….
Căn cứ ……
Hai bên chúng tôi gồm:
BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê):
– Tên đơn vị: ….
– Người đại diện: …., Chức vụ: ….
– CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân hoặc thẻ căn cước công dân) số …. cấp ngày …../…/…. tại …..
– Địa chỉ trụ sở: …..
– Điện thoại: …..Fax (nếu có): ….
– Số tài khoản: …. tại Ngân hàng: …..
– Mã số thuế: ….
BÊN THUÊ NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên thuê):
– Tên đơn vị: ….
– Người đại diện theo pháp luật: ….
– Ông (bà): ….là đại diện cho …… thuê nhà ở có tên trong phụ lục A đính kèm theo hợp đồng này (nếu có).
– CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân hoặc thẻ căn cước công dân) số … cấp ngày …/…/…tại …
– Địa chỉ liên hệ: …..
– Đăng ký thường trú (hoặc đăng ký tạm trú) tại: ….
– Điện thoại: …..Fax (nếu có): ….
– Số tài khoản: … tại Ngân hàng: ….
– Mã số thuế: ….
Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng thuê nhà ở xã hội với các nội dung sau đây:
Điều 1. Các thông tin về nhà ở cho thuê
1. Loại nhà ở (căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ): ….
2. Địa chỉ nhà ở: …..
3. Diện tích sử dụng … m2 (đối với căn hộ chung cư được tính theo diện tích thông thủy)
4. Các thông tin về phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung, phần sử dụng riêng, phần sử dụng chung (nếu là căn hộ chung cư): …
5. Các trang thiết bị chủ yếu gắn liền với nhà ở: …
6. Đặc điểm về đất xây dựng: ….
7. Năm hoàn thành xây dựng: …
(Có bản vẽ sơ đồ vị trí nhà ở, mặt bằng nhà ở đính kèm Hợp đồng này)
Điều 2. Giá thuê nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán
1. Giá thuê nhà ở là ….. đồng/01 tháng.
(Bằng chữ:….).
(Giá thuê này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và kinh phí bảo trì nhà ở).
2. Phương thức thanh toán: Bên thuê có trách nhiệm trả bằng (ghi rõ là trả bằng tiền mặt Việt Nam đồng hoặc chuyển khoản): …
3. Thời hạn thanh toán: Bên thuê trả tiền thuê nhà ở vào ngày …. hàng tháng.
4. Các chi phí về quản lý vận hành nhà ở, chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác do Bên thuê thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ. Các chi phí này không tính vào giá thuê nhà ở quy định tại Khoản 1 Điều này.
Các chi phí quản lý vận hành nhà ở và các chi phí khác Bên thuê thanh toán theo thời hạn thỏa thuận với bên cung cấp dịch vụ.
Điều 3. Thời điểm nhận giao nhà ở và thời hạn cho thuê nhà ở
1. Thời điểm giao nhận nhà ở: ngày …tháng … năm …
2. Thời hạn cho thuê nhà ở là..… năm (các bên tự thỏa thuận), kể từ ngày …. tháng … năm…. Trước khi hết thời hạn hợp đồng 03 tháng, nếu Bên thuê có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở thì có đơn đề nghị Bên cho thuê ký gia hạn hợp đồng thuê nhà ở. Căn cứ vào đơn đề nghị. Bên cho thuê có trách nhiệm xem xét, đối chiếu quy định của pháp luật về đối tượng, Điều kiện được thuê nhà ở để thông báo cho Bên thuê biết ký gia hạn hợp đồng thuê theo phụ lục B đính kèm theo hợp đồng thuê này; nếu Bên thuê không còn thuộc đối tượng, đủ điều kiện được thuê nhà ở tại địa chỉ quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Hợp đồng này hoặc không còn nhu cầu thuê tiếp thì hai bên chấm dứt hợp đồng thuê và Bên thuê phải bàn giao lại nhà ở cho Bên cho thuê trong thời hạn quy định tại Hợp đồng này.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên cho thuê
1. Quyền của Bên cho thuê:
a) Yêu cầu Bên thuê sử dụng nhà ở đúng mục đích và thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở cho thuê;
b) Yêu cầu Bên thuê trả đủ tiền nhà theo đúng thời hạn đã cam kết và các chi phí khác cho bên cung cấp dịch vụ (nếu có);
c) Yêu cầu Bên thuê có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của Bên thuê gây ra;
d) Thu hồi nhà ở trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo quy định tại Điều 6 của Hợp đồng này;
đ) Các quyền khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).
2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê:
a) Giao nhà cho Bên thuê đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;
b) Phổ biến, hướng dẫn cho Bên thuê biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở;
c) Bảo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở;
d) Thông báo cho Bên thuê những thay đổi về giá thuê, phí dịch vụ quản lý vận hành trước khi áp dụng ít nhất là 01 tháng;
đ) Làm thủ tục ký gia hạn hợp đồng thuê nếu Bên thuê vẫn đủ Điều kiện được thuê nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở;
e) Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, xử lý nhà ở cho thuê và giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này;
g) Thông báo cho Bên thuê biết rõ thời gian thực hiện thu hồi nhà ở trong trường hợp nhà ở thuê thuộc diện bị thu hồi;
h) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê
1. Quyền của Bên thuê:
a) Nhận nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại Khoản 1 Điều 3 của Hợp đồng này;
b) Yêu cầu Bên cho thuê sửa chữa kịp thời những hư hỏng của nhà ở mà không phải do lỗi của mình gây ra;
c) Được tiếp tục ký gia hạn hợp đồng thuê nếu hết hạn hợp đồng mà vẫn thuộc đối tượng, đủ Điều kiện được thuê nhà ở và có nhu cầu thuê tiếp;
d) Các quyền khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).
2. Nghĩa vụ của Bên thuê:
a) Trả đủ tiền thuê nhà theo đúng thời hạn đã cam kết;
b) Thanh toán đầy đủ đúng hạn chi phí quản lý vận hành nhà ở và các chi phí khác cho bên cung cấp dịch vụ trong quá trình sử dụng nhà ở cho thuê;
c) Sử dụng nhà thuê đúng mục đích; giữ gìn nhà ở, có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
d) Không được tự ý sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuê; chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng nhà ở, các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý, xử lý nhà ở và giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này;
đ) Không được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho người khác sử dụng nhà thuê dưới bất kỳ hình thức nào;
e) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;
g) Giao lại nhà cho Bên cho thuê trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại Điều 6 của Hợp đồng này hoặc trong trường hợp nhà ở thuê thuộc diện bị thu hồi trong thời hạn ….ngày, kể từ ngày Bên thuê nhận được thông báo của Bên cho thuê;
h) Các nghĩa vụ khác (nhưng không trái quy định của pháp luật).
Điều 6. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
Việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở xã hội được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Khi hai bên cùng nhất trí chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.
2. Khi Bên thuê không còn thuộc đối tượng được tiếp tục thuê nhà ở hoặc không có nhu cầu thuê tiếp.
3. Khi Bên thuê nhà chết mà khi chết không có ai trong hộ gia đình đang cùng chung sống.
4. Khi Bên thuê không trả tiền thuê nhà liên tục trong ba tháng mà không có lý do chính đáng.
5. Khi Bên thuê tự ý sửa chữa, đục phá kết cấu, cải tạo hoặc cơi nới nhà ở thuê.
6. Khi Bên thuê tự ý chuyển quyền thuê cho người khác hoặc cho người khác sử dụng nhà ở thuê.
7. Khi nhà ở thuê bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ và Bên thuê phải di chuyển ra khỏi chỗ ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà ở thuê nằm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của hợp đồng này (nếu có) hoặc theo quy định pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng
Hai Bên thỏa thuận cụ thể về các trường hợp vi phạm hợp đồng và trách nhiệm của mỗi Bên trong trường hợp vi phạm.
Điều 8. Cam kết của các bên và giải quyết tranh chấp
1. Hai Bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những vấn đề mới thì hai bên thỏa thuận lập
2. Trường hợp khi chưa hết hạn hợp đồng mà Bên thuê có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì hai Bên thống nhất cùng lập Biên bản chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Khi chấm dứt hợp đồng, các bên nhất trí hoàn tất các nghĩa vụ của mỗi bên theo thỏa thuận trong Hợp đồng này; Bên thuê có trách nhiệm bàn giao lại nhà ở cho Bên cho thuê trong thời hạn ….. ngày, kể từ ngày ký Biên bản chấm dứt hợp đồng thuê.
4. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Các cam kết khác.
Điều 9. Các thỏa thuận khác
(Các thỏa thuận trong hợp đồng này phải phù hợp với quy định của pháp luật).
1 ….
2 ….
Điều 10. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ….
2. Hợp đồng này có thời hạn là …. năm và có giá trị kể từ ngày hai bên ký kết. Hợp đồng này có …. trang được lập thành 03 bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản gửi cơ quan quản lý nhà ở để theo dõi, quản lý./.
BÊN THUÊ NHÀ Ở (Ký và ghi rõ họ tên) | BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở (Ký và ghi rõ họ tên) |
3. Các điểm lưu ý khi thuê nhà ở xã hội:
Để được thuê nhà ở xã hội cần phải lưu ý những điểm sau:
3.1. Đối tượng được thuê nhà ở xã hội:
Tại Điều 50 Luật Nhà ở 2014 có quy định về hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, theo quy định này thì những đối tượng sau sau sẽ được hỗ trợ giải quyết cho thuê nhà ở xã hội, bao gồm:
– Người có công với cách mạng theo đúng quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
– Người lao động đang làm việc tại những doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, các quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc về công an nhân dân và quân đội nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ;
– Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, các trường cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập mà được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
– Hộ gia đình, cá nhân mà thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo các quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
3.2. Điều kiện được thuê nhà ở xã hội:
Để được thuê nhà ở xã hội thì những đối tượng được thuê nhà ở xã hội đã nêu trên phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:
– Chưa có nhà ở thuộc về sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, nơi học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người ở trong hộ gia đình thấp hơn với mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và theo từng khu vực;
– Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mà có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì sẽ phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ đối tượng là học sinh, sinh viên ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; các học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian thực hiện học tập ;
– Những đối tượng sau phải thuộc vào diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo các quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân:
+ Người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
+ Người lao động đang làm việc tại những doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, các quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc về công an nhân dân và quân đội nhân dân;
+ Cán bộ, công chức, viên chức.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhà ở 2014;
– Thông tư 09/2021/TT-BXD hướng dẫn thực hiện nội dung của