Hợp đồng quản lý vận hành khách sạn là một loại của hợp đồng dân sự, là quá trình thoả thuận của bên, trao cho một bên quyền vận hành khách sạn, nhằm mục đích đưa khách sạn đạt được những chỉ tiêu đáng mong muốn.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng quản lý, vận hành khách sạn mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———–
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHÁCH SẠN
Số: …/HĐQLVHKS
· Căn cứ
· Căn cứ
· Căn cứ Luật thương mại 2005;
· Và nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm các bên sau:
Bên A:
Tên:…
Địa chỉ:…
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:…
Mã số thuế:…
Điện thoại liên hệ:… Fax (nếu có):…
Đại diện theo pháp luật:… Chức vụ:….
CMND/CCCD:… Ngày cấp:… Nơi cấp:…
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Phạm vi đại diện theo pháp luật được xác định theo Điều lệ Công ty … số ….. ban hành ngày …. tháng … năm…
Bên B:
Tên:…
Địa chỉ:…
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Mã số thuế:…
Điện thoại liên hệ:… Fax (nếu có):…
Đại diện theo pháp luật:… Chức vụ:…
CMND/CCCD:… Ngày cấp:… Nơi cấp:…
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Phạm vi đại diện theo pháp luật được xác định theo Điều lệ Công ty … số …. ban hành ngày …. tháng … năm ….
Cùng nhau bàn bạc, thống nhất những thỏa thuận sau đây:
Điều 1. Công việc quản lý
Bên A đồng ý thuê bên B đảm nhiệm toàn bộ công việc quản lý, vận hành khách sạn …. thuộc sở hữu của bên A.
1.1. Thông tin về khách sạn:
– Chủ sở hữu:…
– Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số…
– Địa chỉ:…
– Hạng cơ sở lưu trú:…
1.2. Chi tiết nội dung công việc:
Thứ nhất, kiểm soát chất lượng hệ thống sản phẩm, dịch vụ cung ứng đến khách hàng;
Thứ hai, thiết lập, duy trì và bảo đảm việc vận hành có hiệu quả của mọi bộ phận trong khách sạn;
Thứ ba, tổ chức tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và quản lý nguồn nhân lực;
Thứ tư, triển khai sửa chữa, cải tạo, nâng cấp định kỳ khách sạn;
Thứ năm, quản lý ngân sách, sổ sách, chứng từ, kế toán và tiến hành báo cáo kết quả hoạt động theo quý;
Thứ sáu, lập báo cáo định kỳ về kế hoạch và chỉ tiêu kinh doanh;
Thứ bảy, đại điện truyền thông của khách sạn, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc phát ngôn trước các cơ quan báo chí, truyền thông.
Điều 2. Thời hạn quản lý
2.1. Bên A thuê bên B thực hiện công việc quản lý, vận hành khách sạn …. trong vòng… năm, kể từ ngày …./…./…. đến hết ngày …./…./….
2.2. Nếu hết hạn hợp đồng theo Điều 2.1 mà các bên vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì hợp đồng được tự động gia hạn thêm … năm, kể từ ngày …/…/… đến …/…./….
Điều 3. Thù lao quản lý và phương thức thanh toán
3.1. Mức thù lao: … (Bằng chữ: … đồng)
3.2. Bên A thanh toán thù lao cho bên B trong vòng … năm. Từ …/…./…. đến …/…/…
3.3. Bên A thực hiện thanh toán thù lao bằng hình thức chuyển khoản vào số tài khoản sau của bên B:
Chủ tài khoản: …
Số tài khoản: …
Ngân hàng: …
Chi nhánh: …
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên A
Thứ nhất, yêu cầu bên B triển khai công tác quản lý theo sát chiến dịch kinh doanh của bên A;
Thứ hai, yêu cầu bên B thông báo, cập nhật thông tin về đội ngũ nhân sự do bên B phân công, chỉ định quản lý khách sạn;
Thứ ba, yêu cầu bên B đệ trình báo cáo kế hoạch và kết quả quản lý kinh doanh hàng quý;
Thứ tư, kiểm tra đột xuất hoạt động quản lý và vận hành khách sạn;
Thứ năm, thanh toán thù lao quản lý đầy đủ, đúng hạn;
Thứ sáu, chịu mọi chi phí quản lý và vận hành khách sạn, trừ khoản chi phí phát sinh do lỗi của bên B;
Thứ bảy, chịu trách nhiệm liên đới trước khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã cung ứng.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên B
Thứ nhất, toàn quyền quyết định kế hoạch, phương án quản lý và vận hành khách sạn;
Thứ hai, toàn quyền quyết định việc phân bổ và điều hành đội ngũ nhân sự trong quản lý và vận hành khách sạn;
Thứ ba, chịu trách nhiệm trực tiếp trước khách hàng và bên A về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã cung ứng.
Thứ tư, được thanh toán thù lao và các khoản chi phí quản lý phát sinh đầy đủ, đúng hạn;
Thứ năm yêu cầu bên A thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất trong khách sạn;
Thứ sáu, được hưởng % hoa hồng theo doanh thu.
Điều 6. Phạt vi phạm
Bên vi phạm Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm, đồng thời phải chịu phạt vi phạm. Các khoản tiền phạt được thỏa thuận như sau:
– Phạt vi phạm nghĩa vụ quản lý: … đồng
– Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán thù lao: … đồng
– Phạt vi phạm nội dung của hợp đồng: … đồng
– Phạt vi phạm cam kết bảo mật: … đồng
Điều 7. Cam kết bảo mật
Các bên tuyệt đối không tự ý khai thác, cung cấp thông tin, tài liệu được xem là bí mật kinh doanh của đối tác và bí mật đời tư của khách hàng cho bên thứ ba. Trường hợp vi phạm cam kết bảo mật, bên bị vi phạm được bồi thường thiệt hại, được thanh toán tiền phạt vi phạm và có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.
Trong thời hạn … ngày, kể từ ngày phát sinh tranh chấp mà các bên không thương lượng, hòa giải được thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.
Điều 9. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Hợp đồng hết hạn mà không được gia hạn;
– Các bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn;
– Xảy ra sự kiên bất khả kháng khiến một trong các bên không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng;
– Một trong các bên bị giải thể, phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh, bị đình chỉ hoạt động kinh doanh.
Điều 10. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực … năm, kể từ ngày ký.
Hợp đồng gồm …. trang, được lập thành…. bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ … bản.
Các Phụ lục và sửa đổi, bổ sung (nếu có) đính kèm hợp đồng được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng này.
Bên A | Bên B |
Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
2. Khi nào thì cần ký kết hợp đồng hợp đồng quản lí, vận hành khách sạn?
2.1. Hiểu như thế nào về hợp đồng quản lý, vận hành khách sạn?
Hợp đồng quản lí, vận hành khách sạn là một loại của hợp đồng dịch vụ. Bởi về bản chất, hợp đồng dịch vụ được coi là một công cụ pháp lí, cùng với sự ra đời của hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa để điều chỉnh các vấn đề trong quan hệ cug ứng và sử dụng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ được hình thành từ sự thỏa thuận và sự thống nhất ý chí giữa các bên chủ thể, bao gồm bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (chủ khách sạn). Tuy nhiên, hợp đồng đó chỉ có hiệu lực pháp luật khi ý chí của các bên phù hợp với quy định của pháp luật, không xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, của xã hội hay của trật tự công cộng. Các quy phạm của hợp đồng dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ như dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lí,dịch vụ quảng cáo… mà cụ thể ở đây là dịch vụ vận hành quản lí khách sạn.
2.2. Hợp đồng quản lý, vận hành khách sạn được ký trong trường hợp nào?
Nhìn chung, hợp đồng sẽ được kí khi ý chí của các bên đồng nhất với nhau, một bên muốn sử dụng dịch vụ và bên còn lại mong muốn nhận được thù lao khi cung ứng loại hình dịch vụ đó. Hợp đồng quản lí, vận hành khách sạn cũng vậy. Hợp đồng quản lý khách sạn sẽ được các bên tiến hành đàm phán, soạn thảo, ký kết khi trong thực tế, vì một lý do nào đó, có thể là khách quan hoặc chủ quan, mà bên chủ đầu tư khách sạn không thể trực tiếp quản lý hoạt động của khách sạn hoặc bên chủ sở hữu cho rằng việc mình tự quản lý sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu cho mô hình hoạt động kinh doanh của họ, một thời gian dài tài chính của khách sạn không hiệu quả, không cao, thì khi đó, họ sẽ có nhu cầu và mong muốn hướng đến loại dịch vụ quản lí vận hành khách sạn. Hợp đồng quản lí vận hành khách sạn sẽ được kí kết sau quá trình thương thảo với bên cung ứng dịch vụ thành công. Đây được coi là căn cứ pháp lí quan trọng bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đôi bên.
3. Những nội dung cơ bản của hợp đồng quản lý, vận hành khách sạn:
Nhìn chung thì để đảm bảo tính kĩ lưỡng, hợp đồng quản lý vận hành khách sạn sẽ bao gồm những điều khoản chủ yếu như sau:
– Thông tin của bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ;
– Thông tin của khách sạn, được coi là đối tượng của hợp đồng;
– Quyền và trách nhiệm ràng buộc của các bên;
– Chi phí, thù lao cho quá trình vận hành quản lí;
– Phương thức thanh toán nghĩa vụ;
– Giải quyết tranh chấp;
– Và những điều khoản khác phù hợp với ý chí của các bên và không trái với các quy định pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.