Khái niệm hợp đồng việc làm vẫn chưa được nhiều người biết đến do hợp đồng việc làm hợp đồng điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa nhà nước, đơn vị quản lý sự nghiệp công lập với viên chức. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về hợp đồng không xác định thời hạn dành cho viên chức để người đọc hiểu rõ hơn.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng không xác định thời hạn dành cho viên chức là gì?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Theo Khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019)
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Đối với mối quan hệ lao động giữa viên chức và nhà nước thì chúng ta có Hơp đồng làm việc, Khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010 quy định “Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.”
Điểm a Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động 2019: “
Cũng theo Khoản 2 Điều 25 Luật Viên chức 2010: “Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.”
Như vậy hợp đồng không xác định thời hạn dành cho viên chức là sự thỏa thuận giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
2. Mẫu hợp đồng không xác định thời hạn dành cho viên chức nhà nước:
Mẫu hợp đồng không xác định thời hạn dành cho viên chức nhà nước theo Mẫu số 04, ban hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG: ……..
ĐƠN VỊ: ………………
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /HĐLV
……….., ngày ..… tháng ….. năm …..
HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN
Căn cứ Nghị định số ……/2020/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Quyết định ………. của ……….. về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức ………..
Chúng tôi, một bên là Ông/Bà: ………
Chức vụ: ……
Đại diện cho đơn vị (1).……
Địa chỉ………..
Điện thoại:………
Và một bên là Ông/Bà:…………..
Sinh ngày ….. tháng ….. năm …… tại ……..
Trình độ đào tạo: …………
Chuyên ngành đào tạo: ……
Năm tốt nghiệp: ………
Nghề nghiệp trước khi được tuyển dụng …………
Địa chỉ thường trú tại: …………
Số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân ……
Cấp ngày ….. tháng ….. năm ….. tại ………
Thỏa thuận ký kết Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1. Nhiệm vụ hợp đồng
– Địa điểm làm việc (2) ………
– Chức danh chuyên môn: ………
– Chức vụ (nếu có): ………
– Nhiệm vụ (3) …………
Điều 2. Chế độ làm việc
– Thời giờ làm việc (4): ……
– Được trang bị những phương tiện làm việc gồm:……
Điều 3. Nghĩa vụ và quyền lợi của người được tuyển dụng
1. Nghĩa vụ:
– Hoàn thành nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc.
– Chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật làm việc, và các quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Luật Viên chức.
– Chấp hành việc xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Chấp hành việc bố trí, phân công khi đơn vị sự nghiệp có nhu cầu.
2. Quyền lợi:
– Được hưởng các quyền lợi quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Luật Viên chức.
– Phương tiện đi lại làm việc (5): ……
– Chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm (mã số) (6): ………….., Bậc: ………. Hệ số lương…………
– Phụ cấp (nếu có) gồm (7): ……
được trả ……… lần vào các ngày ……….. và ngày …………….. hàng tháng.
– Thời gian tính nâng bậc lương: ……
– Khoản trả ngoài lương: ……….
– Được trang bị bảo hộ khi làm việc (nếu có) gồm: ………
– Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương (nghỉ lễ, phép, việc riêng)……………
– Chế độ bảo hiểm (8): …
– Được hưởng các phúc lợi: …
– Được hưởng các khoản thưởng, nâng bậc lương, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ hợp tác khoa học, công nghệ với các đơn vị trong hoặc ngoài nước theo quy định của pháp luật (9): ……..
– Được hưởng các chế độ thôi việc, trợ cấp thôi việc, bồi thường theo quy định của pháp luật về viên chức.
– Có quyền đề xuất, khiếu nại, thay đổi, đề nghị chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
– Những thỏa thuận khác (10)………
Điều 4. Nghĩa vụ và quyền hạn của Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
1. Nghĩa vụ:
– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng làm việc;
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi của viên chức đã cam kết trong hợp đồng làm việc.
2. Quyền hạn
– Sử dụng viên chức để hoàn thành công việc theo hợp đồng (Bố trí, phân công, tạm đình chỉ công tác…).
– Chấm dứt hợp đồng làm việc, kỷ luật người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về viên chức.
Điều 5. Điều khoản thi hành
– Những vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của viên chức không ghi trong hợp đồng làm việc này thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
– Hợp đồng này làm thành 03 bản có giá trị ngang nhau, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng giữ 02 bản, viên chức được ký hợp đồng giữ 01 bản, hợp đồng có hiệu lực từ ngày… tháng…. năm …
Hợp đồng này làm tại………….., ngày … tháng …. năm …
NGƯỜI ĐƯỢC TUYỂN DỤNG VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
1. Ghi cụ thể tên đơn vị sự nghiệp.
2. Ghi cụ thể số nhà, phố, phường (thôn, xã), quận (huyện, thị xã), tỉnh, thành phố thuộc tỉnh hoặc trung ương.
3. Ghi cụ thể nhiệm vụ phải đảm nhiệm.
4. Ghi cụ thể số giờ làm việc trong ngày, hoặc trong tuần, hoặc làm việc theo giờ hành chính.
5. Phương tiện đi làm việc do đơn vị đảm nhiệm hoặc viên chức tự lo.
6. Ghi cụ thể chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, mức lương chính, hình thức trả lương (lương thời gian, khoán…).
7. Ghi cụ thể tỷ lệ % các phụ cấp (nếu có) như: Khu vực, trượt giá, độc hại, thu hút, thâm niên, trách nhiệm v.v…
8. Ghi cụ thể quyền lợi bảo hiểm xã hội và trợ cấp khác mà viên chức được hưởng. Ví dụ: Được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
9. Ghi cụ thể viên chức được hưởng quyền lợi nào đã nêu trong mục này.
10. Những thỏa thuận khác thường là những thỏa thuận khuyến khích và có lợi hơn cho viên chức như: Những vật dụng rẻ tiền mau hỏng, khi hư hỏng, mất, không phải đền bù, thực hiện tốt Hợp đồng làm việc được đi du lịch, nghỉ mát, tham quan không mất tiền, được hưởng lương tháng thứ 13, 14, được nghỉ phép thêm vài ngày đến một tuần, tai nạn rủi ro ngoài giờ làm việc được trợ cấp thêm một khoản tiền, được tặng quà ngày sinh nhật.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Viên chức 2010;
– Nghị định 115/2020/NĐ-CP