Yêu cầu của việc lập, thẩm tra, xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật công trình xây dựng là bảo đảm cho mỗi công trình được đầu tư thể hiện đúng đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội,... Việc giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình như nào? Mẫu hợp đồng giao nhận thầu được soạn như nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình là gì?
Luận chứng kinh tế – kĩ thuật là văn bản giải trình các căn cứ về mặt kinh tế và kĩ thuật cho việc đầu tư xây dựng một công trình. Các căn cứ kinh tế và kĩ thuật phải lập trên cơ sở điều tra, khảo sát, thống kê và phân tích khách quan, bảo đảm sự chính xác của phương án đầu tư cho công trình. Văn bản luận chứng kinh tế – kĩ thuật phải gồm các phần: sự cần thiết phải đầu tư; hình thức đầu tư; địa điểm công trình: các giải pháp công nghệ; thiết bị và tổ chức sản xuất được sử dụng; các điều kiện bảo đảm sản xuất, giải pháp xây dựng và kinh tế xây dựng; cuối cùng là kết luận và đề nghị.
Hợp đồng giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình xây dựng là văn bản nhằm thỏa thuận quyền và trách nhiệm giữa các bên tham gia, tránh trường hợp tranh chấp, mâu thuẫn. “Mẫu hợp đồng giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế – kỹ thuật cho công trình” sẽ giúp hai bên kí kết hình dung được các điều khoản và nội dung cần được trình bày trong hợp đồng.
Luận chứng kinh tế – kĩ thuật do chủ đầu tư lập để trình cấp trên xét duyệt. Công trình quốc gia do chính phủ xét duyệt. Công trình bắt đầu đầu tư khi văn bản luận chứng kinh tế – kĩ thuật được duyệt. luận chứng kinh tế – kĩ thuật là văn bản cuối cùng và quan trọng nhất của giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Căn cứ ghi trong luận chứng kinh tế – kĩ thuật giúp người xét duyệt khẳng định hoặc phủ định chủ trương đầu tư, số vốn cần đầu tư và hiệu quả đầu tư.
Thứ nhất, hợp đồng giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình được ký kết nhằm tăng mức độ nhận diện cũng như quảng bá thương hiệu, để khách hàng dễ tiếp cận với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
Thứ hai, hợp đồng giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên về việc viết luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình. Hợp đồng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về các vấn đề liên quan như số lượng sản phẩm, thời gian giao, loại sản phẩm, giá trị của sản phẩm,…
Thứ ba, hợp đồng giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình ràng buộc các bên về quyền và nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ có thể xem là yếu tố chính của một hợp đồng mà dựa vào đố các bên có thể biết mình được hưởng những quyền lợi gì và phải làm gì.
Thứ tư, hợp đồng giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình là cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Khi có tranh chấp xảy ra, đây được xem là cơ sở để xác định vị phạm của các bên, việc phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại.
2. Mẫu hợp đồng giao nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU LẬP LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CHO CÔNG TRÌNH
Hợp đồng số …… / HĐLCKTKT Ngày … tháng … năm
Hôm nay ngày … tại …
Chúng tôi gồm có:
Bên A (Chủ đầu tư)
– Tên doanh nghiệp (hoặc cơ quan) …
– Địa chỉ trụ sở chính …
– Điện thoại: …
– Tài khoản số: …
Mở tại ngân hàng …
– Đại diện là ông (bà) …
Chức vụ: …
–
Do …. Chức vụ …
Bên B (đơn vị khảo sát)
– Tên doanh nghiệp: (hoặc cơ quan)…
– Địa chỉ trụ sở chính: …
– Điện thoại: …
– Tài khoản số: …
Mở tại ngân hàng: …
– Đại diện là Ông (bà) …
Chức vụ: ………
–
Do …Chức vụ … ký
Hai bên thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung công việc hợp đồng
Bên A giao cho bên B lập:
1 .Luận chứng kinh tế – kỹ thuật của công trình… phải quán triệt những số liệu do kết quả khảo sát địa điểm xây dựng công trình.
2. Bên B phải bảo đảm viết luận chứng kinh tế – kỹ thuật cho công trình… được bên A chấp nhận và cấp trên của bên A đồng ý xét duyệt.
Điều 2: Thời hạn lập luận chứng kinh tế – kỹ thuật
Bên B đảm bảo hoàn thành bản luận chứng kinh tế – kỹ thuật của công trình trong …. tháng. Sẽ giao cho bên A ngày … tháng … năm …
Điều 3: Trị giá hợp đồng
Bên A sẽ trả cho bên B sau khi bản luận chứng kinh tế – kỹ thuật của công trình …. được thẩm tra, xét duyệt và công nhận.
Tổng cộng là …… đồng
Điều 4: Phương thức thanh toán
Bên A sẽ thanh toán cho bên B theo phương thức: Trả toàn bộ bằng tiền mặt (hoặc chuyển khoản qua ngân hàng…)
Điều 5: Trách nhiệm bên A
1. Cung cấp đầy đủ kết quả khảo sát địa điểm xây dựng công trình.
2. Giao đầy đủ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu xây dựng công trình cho bên B.
3. Sẵn sàng cung cấp những thông tin, số liệu đã có khi bên B yêu cầu.
4. Thanh toán đủ số lượng và đúng thời hạn lệ phí hợp đồng cho bên B.
Điều 6: Trách nhiệm
1. Viết đúng và đầy đủ nội dung, yêu cầu về quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu xây dựng công trình mà bên A đặt ra.
2. Khi có yêu cầu bổ sung, sửa đổi hoặc viết lại thì bên B phải thực hiện cho tới khi được cấp xét duyệt chấp nhận.
3.Phải bảo đảm hoàn thành khẩn trương, đúng thời hạn.
Điều 7: Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng này có giá trị từ ngày …. đến ngày ….
2. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì thì hai bên chủ động thương lượng giải quyết.
Hợp đồng này được lập thành … bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ …. bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
– Hợp đồng phải ghi đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ như các văn bản khác
– Hai bên kí kết hợp đồng: Ghi rõ tên, địa chỉ, đại diện, chức vụ, số tài khoản, và các thông tin liên quan khác một cách chi tiết
– Hai bên thỏa thuận với nhau về giá trị của hợp đồng và ghi cụ thể số tiền thỏa thuận
– Ghi rõ thời gian có giá trị của hợp đồng.
4. Nguyên tắc việc giao kết hợp đồng:
Hợp đồng dân sự là kết quả của quá trình giao kết. do đó, việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định tại Điều 389
– Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Tham gia quan hệ hợp đồng, các chủ thể nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Xuất phát từ lợi ích mà chủ thể mong muốn được thỏa mãn, các chủ thể tham gia các hợp đồng dân sự khác nhau. Pháp luật dân sự tôn trọng sự tự do giao kết hợp đồng của chủ thể và ghi nhận thành nguyên tắc. Theo nguyên tắc này, các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có sự tự do ý chí trong việc lựa chọn hợp đồng mà mình giao kết, tự do lựa chọn chủ thể giao kết, tự do lựa chọn các quyền và nghĩa vụ trong quá trình giao kết. Không một chủ thể nào được phép can thiệp trái pháp luật vào sự tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể tham gia hợp đồng.
Tuy nhiên, mặc dù pháp luật thừa nhận sự tự do giao kết hợp đồng là một nguyên tắc nhưng trên tinh thần:
“ Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.”
(Điều 4
– Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng khi giao kết hợp đồng.
Theo nguyên tắc này, khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên hoàn toàn tự nguyện. Khi giao kết hợp đồng, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến sự tự nguyện của chủ thể có thể làm cho hợp đồng dân sự mà các chủ thể giao kết bị vô hiệu.
Nguyên tắc bình đẳng là một trong những nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp. Trong quan hệ hợp đồng dân sự, sự bình đẳng luôn luôn được pháp luật dân sự của các quốc gia thừa nhận. Theo nội dung của nguyên tắc này, khi tham gia giao kết hợp đồng dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau. Trong một số trường hợp nhất định, nếu pháp luật có những quy định mang tính “cấm”, “buộc” hoặc dành quyền ưu tiên nhất định cho một chủ thể nào đó thì cũng không làm mất đi tính bình đẳng của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực không chỉ là nguyên tắc được ghi nhận cho các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng mà còn là nguyên tắc cơ bản của luật dân sự (Điều 6, Bộ luật dân sự 2015). Khi các chủ thể tự nguyện giao kết hợp đồng dân sự thì phải thể hiện sự thiện chí trước các chủ thể khác. Ngoài việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng cần tạo điều kiện để bên kia thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.
Ngoài ra, sự trung thực, ngay thẳng trong việc giao kết hợp đồng dân sự cũng là yêu cầu mà pháp luật đặt ra đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Trong việc tham gia giao kết hợp đồng dân sự, một bên không được lừa dối bên kia, không được cố ý đưa ra các thông tin không đúng để bên kia giao kết hợp đồng với mình.