Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư có giá trị pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên phải lập và ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………., ngày ….. tháng ….. năm……..
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Số ……../HĐ
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị định số: ……../2015/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản;
Các căn cứ pháp lý khác.
Hai bên chúng tôi gồm:
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG
– Tên doanh nghiệp: …….
– Địa chỉ: ………
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ………
– Mã số doanh nghiệp: ……..
– Người đại diện theo pháp luật: ……. Chức vụ: ……..
– Số điện thoại liên hệ: ………
– Số tài khoản (nếu có): …… Tại ngân hàng: ……..
– Mã số thuế: …….
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG
– Ông/Bà:…….
– Sinh ngày: ……/…../……..
– Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ……Cấp ngày: …../ ……./………
Tại …….
– Quốc tịch (đối với người nước ngoài): ………
– Địa chỉ liên hệ: ……..
– Số điện thoại: ………
– Email: ……..
(Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ ghi thông tin về cá nhân. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là nhiều người thì ghi thông tin cụ thể của từng cá nhân nhận chuyển nhượng. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là vợ và chồng hoặc Quyền sử dụng đất là tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng theo quy định pháp luật thì ghi thông tin của cả vợ và chồng. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức thì ghi thông tin của tổ chức).
Hai bên đồng ý thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các thỏa thuận sau đây:
Điều 1. Thông tin về thửa đất chuyển nhượng
1. Quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng đối với thửa đất theo: ……..
(Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ….)
2. Đặc điểm cụ thể của thửa đất như sau:
– Thửa đất số: …….
– Tờ bản đồ số: ……..
– Địa chỉ thửa đất: ……..
– Diện tích: …./……m2 (Bằng chữ: …….. )
– Hình thức sử dụng:
+ Sử dụng riêng: ……. m2
+ Sử dụng chung: ……. m2
– Mục đích sử dụng: ………
– Thời hạn sử dụng: ………
– Nguồn gốc sử dụng: ……..
Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): ……..
3. Các chỉ tiêu về xây dựng của thửa đất như sau:
– Mật độ xây dựng: ……….
– Số tầng cao của công trình xây dựng: ………..
– Chiều cao tối đa của công trình xây dựng: ……..
– Các chỉ tiêu khác theo quy hoạch được duyệt:…….
4. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất:
a) Đất đã có hạ tầng kỹ thuật(nếu là đất trong dự án đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng);
b) Đặc điểm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất: …….(nếu có).
Điều 2. Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này là: ……..đồng (bằng chữ: đồng Việt Nam).
(Có thể ghi chi tiết bao gồm:
– Giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất: ………..
– Giá trị chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật: ………..
– Giá trị bán/chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất hoặc tài sản khác gắn liền với đất:
– Tiền thuế VAT: …..
Điều 3. Phương thức thanh toán
1. Phương thức thanh toán: ………..
2. Các thỏa thuận khác: ……….
Điều 4. Thời hạn thanh toán
Thanh toán 1 lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận.
Điều 5. Bàn giao đất và đăng ký quyền sử dụng đất
1. Bàn giao quyền sử dụng đất
a) Việc bàn giao quyền sử dụng đất được các bên lập thành biên bản;
b) Bên chuyển nhượng có trách nhiệm bàn giao cho Bên nhận chuyển nhượng các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất kèm theo quyền sử dụng đất:
– Bản gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Bản sao các giấy tờ pháp lý về đất đai: ……….
– Các giấy tờ khác theo thỏa thuận: ………
c)Bàn giao trên thực địa:………
(Đối với trường hợp chuyển nhượng đất trong dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng đất có hạ tầng: Bên chuyển nhượng có trách nhiệm bàn giao cho Bên nhận chuyển nhượng các điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật về cấp điện, cấp và thoát nước…….).
2. Đăng ký quyền sử dụng đất
a) Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để đăng ký quyền sử dụng đất cho Bên nhận chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (nếu là chuyển nhượng đất trong dự án);
b) Trong thời hạn ………. ngày kể từ ngày hợp đồng này được ký kết, Bên chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm phối hợp với Bên chuyển nhượng thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
3. Thời điểm bàn giao đất trên thực địa …….
4. Các thỏa thuận khác: …….
(Các bên có thể thỏa thuận để Bên nhận chuyển nhượng tự thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, trong trường hợp này, Bên chuyển nhượng phải bàn giao cho Bên nhận chuyển nhượng các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất).
Điều 6. Trách nhiệm nộp thuế, lệ phí
1.. Về thuế do Bên …….. nộp
2. Về phí do Bên ……….. nộp
3. Các thỏa thuận khác: ……..
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng
Quyền của bên chuyển nhượng (theo Điều 38 Luật Kinh doanh bất động sản):
a) Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thanh toán tiền theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận đất theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên nhận chuyển nhượng gây ra;
d) Không bàn giao đất khi chưa nhận đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
đ) Các quyền khác: ……….
Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng (theo Điều 39 Luật Kinh doanh bất động sản):
a) Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;
b) Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận quyềnsử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận;
d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
đ) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Các nghĩa vụ khác: ……
2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng:
Quyền của bên nhận chuyển nhượng (theo Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản):
a) Yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất chuyển nhượng;
b) Yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục và giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên chuyển nhượng gây ra;
đ) Có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm nhận bàn giao đất từ bên chuyển nhượng;
e) Các quyền khác: ………
Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng (theo Điều 41 Luật Kinh doanh bất động sản):
a) Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Bảo đảm quyền của bên thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
d) Xây dựng nhà, công trình xây dựng tuân thủ đúng các quy định pháp luật và quy hoạch được duyệt;
đ) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Các nghĩa vụ khác ………
Điều 8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1. Bên chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định sau: ……
2. Bên nhận chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định sau: ……
Điều 9. Phạt vi phạm hợp đồng
1. Phạt bên chuyển nhượng khi vi phạm hợp đồng theo Khoản 1 Điều 8 của hợp đồng này như sau:
2. Phạt bên nhận chuyển nhượng khi vi phạm hợp đồng theo Khoản 2 Điều 8 của hợp đồng này như sau:
Điều 10. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
– …….
– ……
2. Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng:
– ……
– ……
3. Xử lý khi chấm dứt và hủy bỏhợp đồng.
Điều 11. Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì thống nhất chọn Tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồngnày có hiệu lực kể từ ngày …………(hoặc có hiệu lực kể từ ngày được công chứng chứng nhận hoặc được UBND chứng thực đối với trường hợp pháp luật quy định phải công chứng hoặc chứng thực).
2 Hợp đồngnày được lập thành ….. bản và có giá trị pháp lý như nhau,mỗi bên giữ ….. bản, …. bản lưu tại cơ quan thuế,…. và …… bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đối với nhà và công trình./.
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ người ký và đóng dấu) | BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (Ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu và ghi chức vụ người ký) |
2. Quy định về chủ thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư! tôi có một trường hợp nhờ luật sư tư vấn giúp. Con dâu là người đứng tên chủ sở hữu quyền Sử dụng đất nhưng hiện tại đang đi xuất khẩu lao động. Bố chồng bán đất làm thủ tục chuyển nhượng QSĐ Tôi là cán bộ Tư pháp có chứng thực được hợp đồng giao dịch cho người bố chồng được không?
Luật sư tư vấn:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư có giá trị pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Do vậy, khi con dâu đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Nhà nước đã công nhận quyền sử dụng hợp pháp của con dâu đối với mảnh đất đó.
Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi đưa ra các trường hợp để giải quyết như sau:
– Trường hợp thứ nhất, đất chỉ thuộc quyền sử dụng của con dâu: Trường hợp này mọi giao dịch liên quan đến mảnh đất phải được thực hiện bởi con dâu. Để thực hiện công chứng giao dịch, bố chồng cần có sự ủy quyền bằng văn bản của con dâu cho bố chồng thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Trường hợp thứ hai, đây là mảnh đất chung của 2 vợ chồng: Theo quy định của pháp
– Trường hợp thứ ba, đây là đất chung của hộ gia đình do con dâu đại diện đứng tên: Căn cứ Điều 212
Như vậy, dù trong trường hợp nào, nếu không có hợp đồng ủy quyền có công chứng của con dâu cho bố chồng bán đất thì cán bộ tư pháp không thể chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bố chồng thực hiện được.
3. Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Ông A và ông B lập giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2001 không chứng thực tại ủy ban. Nay, ông b bên nhận chuyển nhượng yêu cầu chứng thực vào giấy chuyển nhượng lập năm 2001 thì ủy ban chứng thực được không ạ? Nếu không, nhờ luật sư tư vấn giúp em quy định tại văn bản nào với ah? em cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông a và ông b không được chứng thực tại Ủy bạn. Hiện tại, ông b yêu cầu chứng thực vào giấy chuyển nhượng lập năm 2001 thì Ủy ban sẽ không thể thực hiện chứng thực được. Bởi lẽ:
Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
– Người yêu cầu chứng thực nộp 1 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực. (Kèm theo bản chính để đối chiếu).
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó. (Kèm theo bản chính để đối chiếu).
– Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
– Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
– Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mặt khác, khoản 2 Điều 35 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch, năng lực hành vi dân ự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Như vậy, người thực hiện chứng thực chỉ có thể chứng thực được thời gian giao kết hợp đồng vào thời điểm người yêu cầu chứng thực có yêu cầu và ký vào hợp đồng giao dịch trước mặt người thực hiện chứng thực, chứ không thể chịu trách nhiệm về hợp đồng đã giao kết trước đó của người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, theo quy định trên thì khi thực hiện thủ tục chứng thực, các bên tham gia hợp đồng giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Điều này có nghĩa, khi giao kết hợp đồng, ký hợp đồng phải được sự chứng kiến của người thực hiện thủ tục chứng thực. Do đó, Ủy ban nhân dân cấp xã không thể thực hiện chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông A và ông B đã ký từ năm 2001. Ủy ban nhân dân chỉ có thể chứng thực chữ ký trong hợp đồng, giao dịch vào thời điểm các bên yêu cầu chứng thực và ký trước mặt người chứng. Trong trường hợp này, ông B có thể liên hệ với ông A để hai bên thực hiện ký lại hợp đồng chuyển nhượng và chứng thực lại Ủy ban.
4. Lập vi bằng mua bán nhà ở có được cấp sổ hồng?
Tóm tắt câu hỏi:
1. Cho em hỏi em mới mua căn nhà 20m2 bằng công chứng vi bằng, nếu em muốn lấy sổ hồng thì có được không? Căn nhà đó ở quận 12.
2. Nếu mà em mua phần đất đó rồi. Nhưng chủ nhà giữ giấy tờ thì chủ nhà đó có tự ý bán nhà và luôn phần đất của em được không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Vai trò của Thừa Phát Lại chỉ lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, giấy tờ, tài sản… hoặc ghi nhận buổi làm việc của các bên về việc thực hiện chuyển nhượng; Thừa phát lại không chứng nhận hợp đồng, giao dịch bất động sản, vì thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thực.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 2
Theo như bạn trình bày, bạn có mua một ngôi nhà có công chứng vi bằng thì đây chỉ là căn cứ chứng minh bạn đã mua được tài sản thông qua giao dịch hợp pháp. Bạn không dựa vào vi bằng này để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được.
Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 3 Quyết định 33/2014/QĐ-UBND quy định về điều kiện tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa tại khu vực quận 12 tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m đối với đất đã có nhà ở. Như vậy, bạn mua nhà ở có diện tích 20m2 không đủ điều kiện để tách thửa đất.
Trường hợp bạn mua đất, có công chứng vi bằng thì người chủ chỉ được bán phần đất còn lại, không được bán phần đất đã bán cho bạn. Nếu người chủ họ bán cả phần đất đã bán cho bạn thì bạn có thể dựa trên vi bằng để giải quyết tranh chấp.