Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một trong những đối tượng được cho vay lại vốn vay ODA. Vậy sử dụng mẫu hợp đồng cho vay lại vốn vay ODA đối với UBND tỉnh cho hiện nay, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng cho vay lại vốn vay ODA đối với UBND tỉnh:
Mẫu hợp đồng này ban hành kèm theo Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày…..tháng….năm….
HỢP ĐỒNG CHO VẠY LẠI GIỮA BỘ TÀI CHÍNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ….
VỀ VIỆC SỬ DỤNG KHOẢN VAY SỐ…. CỦA…. TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN….
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ thỏa thuận vay nước ngoài số hiệu… ký kết ngày … tháng … năm … (sau đây gọi là “Thỏa thuận vay nước ngoài”) giữa Chính phủ/Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Việt Nam) và (tên bên cho vay nước ngoài) để tài trợ cho dự án (tên Dự án) (sau đây gọi là “Dự án”);
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-TTg ngày … tháng … năm… của Thủ tướng Chính phủ (về việc phê duyệt chủ trương đầu tư và cơ chế tài chính cho dự án);
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-UBND ngày …tháng … năm… của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố (về việc phê duyệt Dự án);
Căn cứ các tài liệu khác có liên quan,
Cơ quan cho vay lại và Bên vay lại là:
1. Cơ quan cho vay lại là: Bộ Tài chính, được đại diện bởi Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Địa chỉ: ….
Số điện thoại: ….
Số fax: ….
và: ….
2. Bên vay lại, là: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố….
Địa chỉ: ….
Số điện thoại: ….
Số fax: ….
Thống nhất ký kết Hợp đồng cho vay lại này theo các điều kiện và điều khoản quy định sau đây:
Điều 1. Các định nghĩa
Các thuật ngữ được sử dụng trong Hợp đồng cho vay lại này đều có nghĩa tương ứng như đã được quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài.
Điều 2. Các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng cho vay lại
1. Điều khoản và điều kiện cho vay lại
Cơ quan cho vay lại cho Bên vay lại vay lại một phần/toàn bộ vốn vay nước ngoài theo Thỏa thuận vay nước ngoài theo các điều kiện sau:
a) Đồng tiền cho vay lại và đồng tiền nhận nợ là: ….
b) Trị giá cho vay lại là tổng số vốn thực rút không vượt quá. ….
c) Thời hạn cho vay lại: ……bao gồm thời gian ân hạn là… kể từ ngày…
d) Lãi suất cho vay lại:…. %/năm trên dư nợ, bao gồm:
– Lãi suất Chính phủ vay nước ngoài là …%/năm trên dư nợ.
– Phí quản lý cho vay lại là 0,25%/năm trên dư nợ.
– Các loại phí khác theo Thỏa thuận vay nước ngoài (bao gồm phí cam kết lãi phạt chậm trả, phí trả nợ trước hạn và các chi phí khác phát sinh tính trên toàn bộ số vốn vay ODA, vay ưu đãi được tiếp nhận v.v…).
đ) Lãi phạt chậm trả: Trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi, phí và các chi phí liên quan khác, Bên vay lại phải trả lãi phạt chậm trả theo mức bằng lãi suất phạt chậm trả theo quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài. Trường hợp trong Thỏa thuận vay nước ngoài không quy định thì mức lãi phạt chậm trả được xác định là 150% lãi suất cho vay lại quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài, áp dụng cho số ngày quá hạn.
e) Lãi và lãi phạt chậm trả được tính trên cơ sở số ngày thực tế áp dụng với một năm là… ngày (theo quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài).
g) Ngày trả nợ: áp dụng theo ngày trả nợ quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài.
h) Trường hợp Việt Nam phải áp dụng điều khoản trả nợ nhanh theo quy định của Thỏa thuận vay nước ngoài, các điều khoản và điều kiện nêu tại điểm c và d của khoản này sẽ được điều chỉnh tương ứng.
i) Bên vay lại có thể thực hiện trả nợ trước khoản vay lại nếu thỏa mãn các điều kiện về trả nợ trước hạn quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài, và việc trả nợ trước hạn phải được bên cho vay nước ngoài đồng ý. Trường hợp không thỏa mãn điều kiện trả nợ trước hạn của Thỏa thuận vay nước ngoài, Bên vay lại chỉ trả nợ trước hạn nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Bên vay lại chịu trách nhiệm trả mọi khoản phí, chi phí liên quan tới việc trả nợ trước hạn. Để xem xét việc trả nợ trước hạn, Bên vay lại gửi Cơ quan cho vay lại đề nghị trả nợ trước hạn chậm nhất 90 ngày trước ngày trả nợ dự kiến.
k) Bên vay lại phải thanh toán trực tiếp cho các ngân hàng phục vụ trong nước đối với các loại phí do các ngân hàng phục vụ này thu.
l) Việc trả nợ các khoản vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi phải được Bên vay lại bảo đảm trước khi trả các khoản nợ khác của Bên vay lại.
m) Trường hợp, Bên vay lại chỉ trả được một phần các nghĩa vụ đến hạn, thứ tự ưu tiên để trừ nợ như sau: phí quản lý cho vay lại, lãi phạt chậm trả, lãi quá hạn, lãi đến hạn, các khoản phí khác, gốc quá hạn, và gốc đến hạn.
n) Bên vay lại trả nợ bằng ngoại tệ nếu có nguồn thu từ dự án bằng ngoại tệ hoặc giao dịch với các ngân hàng thương mại trong nước để mua ngoại tệ. Trường hợp Bên vay lại trả nợ bằng đồng Việt Nam, tỷ giá quy đổi là tỷ giá bán ra đồng ngoại tệ cho vay lại do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm trả nợ.
o) Tài khoản trả nợ:
Bên vay lại chủ động tính và thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có) của khoản vay lại trả cho Bộ Tài chính theo số tài khoản sau:
– Tên tài khoản: Cục QLN TCDN_BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU HỒI CHO VAY LẠI BẰNG USD)
Số hiệu tài khoản: xxxx.x.xxxxxxx.xxxxx (Trong trường hợp trả nợ bằng USD); hoặc
– Tên tài khoản: Cục QLN TCDN_BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU HỒI CHO VAY LẠI BẰNG VNĐ).
Số hiệu tài khoản: xxxx.x.xxxxxxx.xxxxx (Trong trường hợp trả nợ bằng VNĐ).
– Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước.
hoặc tài khoản khác theo thông báo bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2. Thời điểm nhận nợ:
Bên vay lại nhận nợ khoản vay lại tại cùng thời điểm Chính phủ nhận nợ với bên cho vay nước ngoài.
3. Đối chiếu nợ
Trên cơ sở thông báo giải ngân của bên cho vay nước ngoài, cơ quan cho vay lại làm thủ tục ghi nợ đối với bên vay lại.
Định kỳ hằng quý, cơ quan cho vay lại đối chiếu tình hình nợ, bao gồm số rút vốn, số trả nợ, số dư nợ với bên vay lại.
Điều 3. Trách nhiệm của các bên
1. Trách nhiệm của Bên vay lại
a) Bên vay lại phối hợp chặt chẽ với Cơ quan cho vay lại để bảo đảm thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng cho vay lại này và theo quy định về trách nhiệm của Bên vay lại tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
b) Bên vay lại có trách nhiệm bố trí vốn từ nguồn ngân sách địa phương và/hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, để trả đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ (gốc, lãi, phí) của khoản vay lại.
c) Nghĩa vụ trả nợ các khoản vay lại đã ký kết phải được tính toán đầy đủ khi lập dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính trung hạn của ngân sách địa phương.
d) Bên vay lại giao Sở Tài chính tỉnh/thành phố:
– Phối hợp chặt chẽ với đơn vị được giao trách nhiệm chủ dự án theo dõi, đánh giá quá trình quản lý vốn vay lại thuộc Dự án, xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình vay nợ của tỉnh, đảm bảo việc vay lại phù hợp với hạn mức vay, theo dõi và lập kế hoạch hoàn trả nợ vay lại khi đến hạn.
o) Tài khoản trả nợ:
Bên vay lại chủ động tính và thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có) của khoản vay lại trả cho Bộ Tài chính theo số tài khoản sau:
– Tên tài khoản: Cục QLN TCDN_BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU HỒI CHO VAY LẠI BẰNG USD)
Số hiệu tài khoản: xxxx.x.xxxxxxx.xxxxx (Trong trường hợp trả nợ bằng USD); hoặc
– Tên tài khoản: Cục QLN TCDN_BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU HỒI CHO VAY LẠI BẰNG VNĐ).
Số hiệu tài khoản: xxxx.x.xxxxxxx.xxxxx (Trong trường hợp trả nợ bằng VNĐ).
– Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước.
hoặc tài khoản khác theo thông báo bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2. Thời điểm nhận nợ:
Bên vay lại nhận nợ khoản vay lại tại cùng thời điểm Chính phủ nhận nợ với bên cho vay nước ngoài.
3. Đối chiếu nợ
Trên cơ sở thông báo giải ngân của bên cho vay nước ngoài, cơ quan cho vay lại làm thủ tục ghi nợ đối với bên vay lại.
Định kỳ hằng quý, cơ quan cho vay lại đối chiếu tình hình nợ, bao gồm số rút vốn, số trả nợ, số dư nợ với bên vay lại.
Điều 3. Trách nhiệm của các bên
1. Trách nhiệm của Bên vay lại
a) Bên vay lại phối hợp chặt chẽ với Cơ quan cho vay lại để bảo đảm thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng cho vay lại này và theo quy định về trách nhiệm của Bên vay lại tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
b) Bên vay lại có trách nhiệm bố trí vốn từ nguồn ngân sách địa phương và/hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, để trả đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ (gốc, lãi, phí) của khoản vay lại.
c) Nghĩa vụ trả nợ các khoản vay lại đã ký kết phải được tính toán đầy đủ khi lập dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính trung hạn của ngân sách địa phương.
d) Bên vay lại giao Sở Tài chính tỉnh/thành phố:
– Phối hợp chặt chẽ với đơn vị được giao trách nhiệm chủ dự án theo dõi, đánh giá quá trình quản lý vốn vay lại thuộc Dự án, xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình vay nợ của tỉnh, đảm bảo việc vay lại phù hợp với hạn mức vay, theo dõi và lập kế hoạch hoàn trả nợ vay lại khi đến hạn.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng cho vay lại này có hiệu lực vào ngày ký (hoặc ngày có hiệu lực của Thỏa thuận vay nước ngoài, nếu áp dụng).
2. Hợp đồng cho vay lại này sẽ ràng buộc cả những tổ chức kế nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố… dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Trong quá trình thực hiện, căn cứ tình hình thực tế và nếu thấy cần thiết, hai bên sẽ cùng xem xét bổ sung, sửa đổi Hợp đồng cho vay lại này. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung của Hợp đồng cho vay lại này sẽ phải được thực hiện bằng văn bản và được cả hai Bên cùng ký và là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng cho vay lại này.
4. Hợp đồng cho vay lại được làm 02 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau. Cơ quan cho vay lại giữ một bản gốc và Bên vay lại giữ một bản gốc.
Hợp đồng cho vay lại này được ký kết tại … vào ngày như nêu trên, thông qua các đại diện có thẩm quyền của mỗi bên./.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ… Đại diện được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu) | BỘ TÀI CHÍNH Đại diện được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu) |
2. Cho vay lại vốn vay ODA là gì?
2.1. Vốn vay ODA là gì?
Vốn vay ODA được hiểu là thuật ngữ thường dùng để chỉ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA). Đây là khoản vay của nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất được xác định là 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
2.2. Cho vay lại vốn vay ODA là gì?
Cho vay lại đó chính là việc Chính phủ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. Đây được hiểu là phương thức hỗ trợ vốn của Chính phủ cho các đối tượng được vay lại để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
3. Điều kiện UBND tỉnh được vay lại nguồn vốn ODA và vay ưu đãi:
Theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý công nợ 2017 theo đó thì điều kiện để UBND cấp tỉnh được vay lại nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi từ Chính phủ gồm:
– Có các dự án được phép thực hiện huy động vốn vay với mục đích để đầu tư phát triển KT – XH hoặc dự án có phần vốn góp của ngân sách địa phương (NSĐP) theo hợp tác để đầu tư công, thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP, thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Dự án được bố trí sử dụng vốn đối ứng để thực hiện phù hợp với pháp luật.
– Tổng mức dư nợ vay của ngân hàng địa phương tại thời điểm thẩm định không vượt quá hạn mức dư nợ của ngân hàng địa phương.
– Không có nợ vay lại của Chính phủ quá hạn được xác định trên 180 ngày.
– Nghĩa vụ trả nợ hàng năm của UBND cấp tỉnh với khoản vay lại vốn ODA , vay ưu đãi nhưng không vượt quá 10% nguồn thu ngân hàng địa phương được hưởng theo phân cấp tại thời điểm xem xét khoản vay lại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý công nợ 2017;
– Nghị định số 97/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.