Hiện nay, Nhà nước ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền giao nhận chứng từ mới nhất (file Word):
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền giao nhận chứng từ mới nhất (file Word):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
GIẤY ỦY QUYỀN CHO NHÂN VIÊN
GIAO NHẬN CHỨNG TỪ
Tên tổ chức: ………………
1. Người đại diện: …………….
2. Chức vụ: ……………
Ủy quyền cho:
– Tên nhân viên: ……………..
– Chức vụ: ………………..
– Địa chỉ thường trú: ………………
– Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu: ……………….
Thực hiện giao và nhận chứng khoán và các công văn, tài liệu với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Giấy uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chấp thuận đăng ký thành viên lưu ký cho (tên Công ty/Ngân hàng) …………….. và chỉ bị hủy bỏ khi có văn bản
………, ngày…tháng…năm… | |
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) | BÊN ỦY QUYỀN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
2. Chứng từ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ được hiểu là một loại tài liệu dùng để thực hiện việc ghi nhận các thông tin liên quan đến khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí cũng như lệ phí thuộc ngân sách nhà nước căn cứ trên quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Chứng từ được thể hiện dưới dạng hình thức điện tự hoặc tự in, đặt in, bao gồm các loại sau:
– Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
– Biên lai thuế.
– Phí.
– Lệ phí.
3. Nội dung các loại chứng từ:
3.1. Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
Chứng từ thuế thu nhập cá nhân được hiểu là văn bản, giấy tờ cấp cho cá nhân được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nội dung chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bao gồm các nội dung sau đây:
– Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế.
– Thông tin của người nộp: tên, địa chỉ, mã số thuế.
– Thông tin của người nộp thuế: tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có).
– Nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam thì phải có thông tin quốc tịch.
– Các khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận.
– Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế.
– Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Mục đích của chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
– Đối với trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế thì chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là một trong các thành phần trong hồ sơ quyết toán thuế.
– Là một giấy tờ có giá trị chứng minh khoản thuế cá nhân được khấu trừ theo quy định của pháp luật.
– Là giấy tờ có giá trị chứng minh sự rõ ràng, minh bạch về các khoản tiền mà cá nhân được khấu trừ thuế.
3.2. Biên lai:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nội dung của biên lai bao gồm:
– Tên loại biên lai, bao gồm:
+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá.
+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá.
+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
– Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai. Trong đó:
+ Ký hiệu mẫu biên lai: đó là các thông tin thể hiện tên loại biên lai, số liên biên lai cũng như số thứ tự mẫu trong một loại biên lai.
+ Ký hiệu biên lai: dấu hiệu phân biệt biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm.
Với những biên lai đặt in, 02 chữ số cuối của năm là năm in biên lai đặt in.
Với những biên tự in và biên lai điện tử, 02 chữ số cuối của năm là năm bắt đầu sử dụng biên lai ghi trên thông báo phát hành hoặc năm biên lai được in ra.
– Thông tin số biên lai: số thứ tự thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
Tiêu chuẩn với số biên lai: số biên lai được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số.
+ Trường hợp với biên lai tự in, biên lai đặt in: số biên lai bắt đầu từ số 0000001.
+ Trường hợp với biên lai điện tử: số biên lai điện tử bắt đầu từ số 1 vào ngày 01 tháng 01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
– Liên của biên lai: đây được hiểu là số tờ trong cùng một số biên lai (lưu ý chỉ áp dụng đối với biên lai đặt in và tự in).
Và mỗi số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên, cụ thể như sau:
+ Lưu tại tổ chức thu: liên (phần) 1.
+ Giao cho người nộp thuế, phí, lệ phí: liên (phần) 2.
– Thông tin về tổ chức thu thuế, phí, lệ phí bao gồm cũng như tên, mã số thuế.
– Thông tin về các loại khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
– Ngày, tháng, năm lập biên lai.
– Chữ ký của người thu tiền.
Với việc sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là chữ ký số.
– Với trường hợp đặt in biên lai thì cần thông tin về tổ chức nhận in biên lai gồm tên, mã số thuế.
– Lưu ý: tiếng sử dụng trong biên lai là tiếng Việt.
Chữ số ghi trên biên lai là các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Đồng tiền sử dụng trong biên lai là đồng Việt Nam. Trường hợp nếu như các nguồn thu khác thuộc ngân sách nhà nước có mức thu bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá được quy định.
4. Mức xử phạt khi vi phạm về việc sử dụng chứng từ:
Mức xử phạt các hành vi vi phạm về việc sử dụng chứng từ kế toán được quy định cụ thể tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
+ Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.
+ Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán.
+ Sử dụng bút màu mực đỏ, mực phai màu để ký chứng từ kế toán.
+ Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn.
+ Chứng từ chi tiền không tiến hành ký theo từng liên.
– Mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
+ Thực hiện lập chứng từ kế toán không đảm bảo số liên theo đúng quy định của các loại chứng từ kế toán.
+ Khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ mà ký chứng từ kế toán thuộc trách nhiệm của người ký.
+ Thực hiện việc lý chứng từ kế toán không đúng thẩm quyền.
+ Trong sổ đăng ký mà mẫu chữ ký của một người ký không đồng nhất với nhau.
+ Theo quy định của chứng từ mà không có đủ chữ ký theo chức danh.
+ Có quy định mà không tiến hành dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt.
+ Trong quá trình sử dụng mà thực hiện làm hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán.
– Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng:
+ Có hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Có sự thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Tiến hành lập chứng từ kế toán mà nội dung các liên không giống nhau.
+ Khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh mà không thực hiện lập chứng từ kế toán.
+ Thực hiện lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
+ Khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán mà thực hiện việc chi tiền.
Ngoài bị phạt tiền như trên, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
– Thực hiện bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ.
– Với những chứng từ kế toán bị khai man, giả tạo thì phải thực hiện buộc hủy.
– Thực hiện lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
– Những chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thì phải buộc hủy.
Lưu ý:
Mức phạt tiền theo quy định nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.