Hiện nay, trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp, việc giám đốc công ty ủy quyền cho giám đốc chi nhánh thực hiện công việc là điều thường xuyên. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền giám đốc công ty cho giám đốc chi nhánh.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền giám đốc công ty cho giám đốc chi nhánh:
Mẫu số 01:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
GIẤY ỦY QUYỀN
(V/v ủy quyền cho giám đốc chi nhánh ký kết hợp đồng)
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ Điều lệ của Công ty Cổ phần ……………. (Sau đây gọi tắt là Công Ty);
– Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Công ty Cổ phần …………….(“Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh”),
Hôm nay, ngày…..tháng …. năm ….., chúng tôi gồm có:
- BÊN ỦY QUYỀN:
Họ và tên | : ……… |
Sinh ngày | : …/…/… |
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú | : số nhà….. , phường …, quận …, thành phố ….. |
Chỗ ở hiện tại | : số nhà….. , phường …, quận …, thành phố ….. |
Chức vụ | : Giám đốc |
CMND | : …… do Công an TP ……. cấp ngày …/…/20… |
Quốc tịch | : Việt Nam |
- BÊN NHẬN ỦY QUYỀN:
Họ và tên | : …… |
Sinh ngày | : …/…/..… |
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú | : số nhà ….. , phường …, quận …, thành phố … |
Chỗ ở hiện tại | : số nhà ….. , phường …, quận …, thành phố …. |
Chức vụ | : Giám đốc chi nhánh của Chi nhánh Công ty Cổ phần….. |
CMND | : ….. do Công an TP ….. cấp ngày …./…./20…. |
Quốc tịch | : Việt Nam |
- NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Bằng giấy ủy quyền này Bên nhận ủy quyền được quyền thay mặt Bên ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Điều 1. Nội dung ủy quyền:
1.1. Bên nhận ủy quyền được thay mặt Bên ủy quyền ký kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc tại Chi nhánh Công ty Cổ phần ……….(“Chi Nhánh”) Việc ký kết hợp đồng lao động giữa Bên nhận ủy quyền và người lao động theo quy định tại Điều 1 trên đây phải tuân thủ các điều kiện sau:
– Đối với trường hợp ký kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc tại các vị trí Phó giám đốc Chi Nhánh, Giám đốc tài chính và Kế toán của Chi Nhánh, Bên nhận ủy quyền chỉ được ký kết hợp đồng lao động sau khi đã báo cáo và nhận được sự đồng ý của Bên ủy quyền.
– Đối với trường hợp ký kết hợp đồng lao động với những người lao động khác của Chi Nhánh, Bên nhận ủy quyền chỉ được ký kết hợp đồng lao động sau khi đã thông báo cho Bên ủy quyền.
(2) Bên nhận ủy quyền đại diện Công ty Cổ phần ……. mở các tài khoản giao dịch phù hợp theo quy định trong Bên bản họp hội đồng quản trị số….ký ngày….tháng….năm ….
(3) Bên nhận ủy quyền thay mặt Bên ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế và các giao dịch khác liên quan theo phạm vi hoạt động đã được đăng ký của chi nhánh Công ty Cổ phần …..
(4) Bên nhận ủy quyền thay mặt Bên ủy quyền ký kết các hồ sơ kê khai thuế theo quy định của pháp luật;
Điều 2. Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn ủy quyền là 01 (một) năm, kể từ ngày …… tháng … năm ….. đến ngày ……. tháng … năm ……
Thời hạn ủy quyền trên đây có thể được gia hạn tùy theo quyết định của Bên ủy quyền.
Điều 3. Bên nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho Công Ty trong trường hợp thực hiện giao kết các nội dung trái với thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Giấy Uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại Điều 2, trừ khi Bên ủy quyền có quyết định hủy bỏ trước thời hạn. Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên; Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên thỏa thuận giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản./.
BÊN ỦY QUYỀN
………………………… | BÊN NHẬN ỦY QUYỀN
……………………….. |
Mẫu số 02:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–*****—–
GIẤY UỶ QUYỀN
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015;
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020;
Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty TNHH …………;
Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của ……….. Nghị quyết số …/….. ngày …./…./….của Hội đồng thành viên Công ty TNHH ……….;
Căn cứ Quyết định số … ngày …/…/….. của Tổng Giám đốc Công ty TNHH……… về việc phân công, ủy quyền cho ……;
NGƯỜI UỶ QUYỀN: Ông (bà):……………..
Giám đốc ……………. Công ty Cổ phần ………………
Số CMTND: …………., ngày cấp ………….……, nơi cấp ……………..
NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN: Ông (bà):………………….
Giám đốc chi nhánh …………….. Công ty TNHH …………………
Số CMTND: ………..…., ngày cấp ………………..…, nơi cấp …………………
Bằng giấy ủy quyền này Người Nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người Ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Điều 1: Phân công và ủy quyền cho Ông/ Bà ….. – Giám đốc chi nhánh …….như sau:
1. Được quyền quyết định và ký các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của ……………….. theo quy định tại các Khoản 1 Điều 13 Quy chế Tổ chức và hoạt động của ………………… ban hành kèm theo Nghị quyết số …/….của Hội đồng thành viên Công ty TNHH ………….. (sau đây gọi tắt là Quy chế).
2. Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ …………
3. Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ……….. cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.
4. Được toàn quyền quyết định ký kết các hợp đồng thuê chuyên gia biên soạn, biên tập các vấn đề nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh doanh …………, kinh doanh dịch vụ ………………..
5. Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của …………….Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ……………….. được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.
6. Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của Sàn ……………theo quy định của Quy chế.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Giám đốc có quyết định thay thế hoặc Quản lý ……….. bị cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.
Điều 3: Ông/ Bà …………và các bộ phận liên quan của ………… có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
2. Giám đốc công ty có được ủy quyền cho giám đốc chi nhánh không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020, chi nhánh được hiểu là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nhiệm vụ của chi nhánh là thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó có chức năng là đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 137, Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015, đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Cụ thể, đại diện theo ủy quyền được quy định rằng cá nhân, pháp nhân có thể được ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác để tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Đồng thời, tại Khoản 5 Điều 84 Bộ luật dân sự cũng quy định: Người đứng đầu chi nhánh (Giám đốc chi nhánh) có quyền thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân là công ty trong phạm vi cũng như thời hạn được ủy quyền.
Từ đó, có thể thấy giám đốc của công ty có thể lập văn bản ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh (là đơn vị phụ thuộc) làm đại diện theo ủy quyền của công ty; được nhân danh công ty trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng với đối tác kinh doanh thương mại.
Và khi đó chữ ký của người đứng đầu chi nhánh với tư cách là đại diện theo ủy quyền của công ty tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng được đóng con dấu của công ty.
3. Thời hạn ủy quyền:
Theo quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự năm 2015, thời hạn ủy quyền sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau hoặc trong trường hợp do pháp luật quy định.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận cũng như pháp luật không có quy định thì được hiểu là hợp đồng ủy quyền sẽ chỉ có hiệu lực 01 năm, tính từ ngày xác lập việc ủy quyền.
4. Những lưu ý trong nội dung văn bản ủy quyền của giám đốc công ty ủy quyền cho giám đốc chi nhánh:
Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về mẫu giấy ủy quyền, tuy nhiên khi soạn thảo giấy ủy quyền thì cần lưu ý các thông tin chủ yếu như sau:
– Thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền: phải đầy đủ, bao gồm họ và tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân ngày cấp và nơi cấp;…
– Nội dung được ủy quyền: trong phần này cần nêu cụ thể về nội dung công việc ủy quyền; thời hạn ủy quyền có ghi rõ là giấy ủy quyền có giá trị từ ngày…tháng..năm đến ngày…tháng…năm; thỏa thuận rõ về phạm vi ủy quyền để tránh trường hợp thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền.
– Cuối cùng, bên ủy quyền, bên được ủy quyền ký tên vào giấy ủy quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Luật doanh nghiệp năm 2020.