Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật. Trong đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy mẫu giấy uỷ quyền cho ông bà nuôi cháu được lập như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy uỷ quyền cho ông bà nuôi cháu:
1.1. Mẫu ủy quyền cho ông bà nuôi cháu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
(V/v: ủy quyền ông bà nuôi cháu)
Hôm nay, ngày…tháng…năm…, tại … chúng tôi gồm:
Bên ủy quyền (bên A):
Ông:…(cha của cháu…)
Sinh ngày:…
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:…cấp ngày….nơi cấp….
Nơi đăng ký thường trú:…
Nơi ở hiện tại:…
Bà:…(mẹ của cháu…)
Sinh ngày:…
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:…cấp ngày….nơi cấp….
Nơi đăng ký thường trú:…
Nơi ở hiện tại:…
Bằng giấy này tôi ủy quyền cho ông/bà:
Bên được ủy quyền (bên B):
Ông:…(ông nội của cháu…)
Sinh ngày:…
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:…cấp ngày….nơi cấp….
Nơi đăng ký thường trú:…
Nơi ở hiện tại:…
Bà:…(bà nội của cháu…)
Sinh ngày:…
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:…cấp ngày….nơi cấp….
Nơi đăng ký thường trú:…
Nơi ở hiện tại:…
NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Ông…và bà… (bên B) được thay mặt và nhân danh chúng tôi (bên A) thực hiện các công việc sau:
– Chăm nom, nuôi dưỡng, chăm lo chăm sóc con chúng tôi là cháu….trong khoảng thời gian từ ngày…tháng…năm cho đến ngày…tháng…năm…
– Đại diện tôi thực hiện các công việc liên quan đến việc học tập của cháu, chăm lo cho việc học tập của cháu cũng như là trực tiếp đến làm việc với Ban giám hiệu nhà trường;
– Đại diện chúng tôi thực hiện các thủ tục hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu;
– Thù lao trong việc ủy quyền: Không.
– Thời hạn ủy quyền: Kể từ ngày …tháng…năm cho đến ngày…tháng…năm…
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi do ông…và bà…nhân danh tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên.
Người lập giấy ủy quyền
1.2. Hướng dẫn lập mẫu ủy quyền cho ông bà nuôi cháu:
Nội dung chính cơ bản của một giấy ủy quyền cho ông bà nuôi cháu bao gồm có:
– Ngày tháng năm làm giấy ủy quyền cho ông bà nuôi cháu;
– Thông tin của bên ủy quyền
+ Họ tên, năm sinh;
+ Thông tin CCCD/CMND/Hộ chiếu;
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
+ Nơi ở hiện tại.
-Thông tin của bên nhận ủy quyền
+ Họ tên, năm sinh;
+ Thông tin CCCD/CMND/Hộ chiếu;
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
+ Nơi ở hiện tại.
– Nội dung của giấy ủy quyền cho ông bà nuôi cháu: nêu các nội dung mà bên được ủy quyền được phép làm. Ví dụ:
+ Chăm nom, nuôi dưỡng, chăm lo chăm sóc con chúng tôi là cháu….trong khoảng thời gian từ ngày…tháng…năm cho đến ngày…tháng…năm…
+ Đại diện tôi thực hiện các công việc liên quan đến việc học tập của cháu, chăm lo cho việc học tập của cháu cũng như là trực tiếp đến làm việc với Ban giám hiệu nhà trường;
+ Đại diện chúng tôi thực hiện các thủ tục hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu;
– Thù lao về việc ủy quyền cho ông bà nuôi cháu.
– Thời hạn ủy quyền.
– Lời cam đoan của người ủy quyền cho ông bà nuôi cháu.
– Giấy ủy quyền cho ông bà nuôi cháu được xác lập thành….bản giao cho bên ủy quyền 01 bản và bên nhận ủy quyền nuôi con 01.
Lưu ý rằng, khi viết đơn ủy quyền cho ông bà nuôi cháu, người làm đơn cần phải thận trọng tránh kê khai sai sót các thông tin cá nhân của cả 02 bên, việc xác lập giấy ủy quyền cho ông bà nuôi cháu giữa 02 bên phải được dựa trên tinh thần tự nguyện và thống nhất chặt chẽ về ý chí của 02 bên, trong phần nội dung ủy quyền cho ông bà nuôi cháu cần phải được thể hiện rõ ràng ý chí của bên ủy quyền tránh lạm dụng đến mức quá nhiều về nội dung ủy quyền.
2. Có được uỷ quyền cho ông bà nuôi cháu không?
Uỷ quyền cho ông bà nuôi cháu là vấn đề mà khá nhiều người thắc mắc là có được hay không, tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể về thuật ngữ này. Xét về mặt ngữ nghĩa thì uỷ quyền cho ông bà nuôi cháu là việc cha mẹ uỷ quyền cho ông bà (nội hoặc ngoại) thực hiện việc nuôi con hộ mình.
Tuy nhiên, theo Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc nuôi con là quyền, nghĩa vụ của cả cha và mẹ. Cả cha và mẹ đều có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng:
– Con chưa thành niên hoặc là đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
– Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động cũng không có cá tài sản để tự nuôi bản thân mình.
Như vậy, có thể thấy, nuôi con vừa là quyền vừa là trách nhiệm, gắn với bản thân của mỗi người cha và mẹ. Do đó, cha mẹ không thể uỷ quyền nuôi con cho người khác. Mà bản chất của việc ủy quyền cho ông bà nuôi con đó chính là ông bà thay mặt cha mẹ chăm sóc con một khoảng thời gian, thay mặt cha mẹ thực hiện các công việc ma cha mẹ có trách nhiệm phải thực hiện, ví dụ như:
– Đại diện cha mẹ (bên ủy quyền) thực hiện các công việc liên quan đến việc học tập của cháu (như họp phụ huynh hàng năm,..), chăm lo cho việc học tập của cháu, trực tiếp đến làm việc với Ban giám hiệu nhà trường nếu có giấy mời,…
– Đại diện cha mẹ của chái thực hiện các thủ tục hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu;…
3. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi đã uỷ quyền cho ông bà nuôi cháu:
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền được thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con;
– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền được chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, là một người công dân có ích cho xã hội;
– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên;
– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có các tài sản để tự nuôi mình;
– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền được giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự;
– Cha mẹ có nghĩa vụ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ;
– Cha mẹ có nghĩa vụ không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con mà đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động;
– Cha mẹ có nghĩa vụ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Theo đó, mặc dù cha mẹ đã uỷ quyền cho ông bà nuôi cháu nhưng cha mẹ vẫn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với con, kể cả là trường hợp cha mẹ đã ly hôn, khi cha mẹ đã ly hôn thì nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ mà không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được phép cản trở (Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con mà có lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc có gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì khi đó người trực tiếp nuôi con sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó).
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
THAM KHẢO THÊM: