Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Dưới đây là bài phân tích về mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho thuê nhà, quản lý nhà ở.
Mục lục bài viết
1. Thế nào ủy quyền cá nhân cho thuê nhà, quản lý nhà ở?
Hiện nay, ủy quyền cá nhân cho thuê nhà, quản lý nhà ở thông qua giấy ủy quyền diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Bởi lẽ, khi thực hiện ủy quyền, các chủ thể sẽ bàn giao cho nhau về quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự. Theo đó, bên được ủy quyền sẽ đại diện cho bên ủy quyền thực hiện các công việc được thỏa thuận trong hợp đồng (hoặc giấy ủy quyền) ủy quyền.
Ủy quyền cá nhân cho thuê nhà, quản lý nhà ở bằng giấy ủy quyền là hình thức ủy quyền đơn phương, theo đó, bên nhận ủy quyền sẽ nhận sự ủy thác của bên ủy quyền trong việc thực hiện các vấn đề liên quan đến việc thuê nhà, quản lý nhà ở.
Một điểm cần lưu ý rằng, giấy ủy quyền là do bên ủy quyền lập. Giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền không có sự thống nhất, thỏa thuận qua lại về việc bàn giao quyền và nghĩa vụ với nhau. Tức bên ủy quyền lập giấy ủy quyền, còn bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ nhận nhiệm vụ và thực hiện theo.
Người dân làm giấy ủy quyền cho cá nhân thuê nhà, quản lý nhà ở xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
– Giấy ủy quyền là một trong những hình thức ủy quyền. Khi được xác lập, giấy ủy quyền sẽ có hiệu lực về mặt pháp luật; bên nhận ủy quyền sẽ thực hiện những nhiệm vụ, công việc mà bên ủy quyền chuyển giao.
– Trong một số trường hợp cụ thể, người dân không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc liên quan đến đất đai. Lúc này, các chủ thể này có thể ủy quyền cho một đối tượng khác, thay mình thực hiện các hoạt động pháp lý liên quan.
Chính bởi tính nhanh gọn, đơn giản của giấy ủy quyền, nên khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến nhà đất (đặc biệt là vấn đề quản lý, cho thuê), các cá nhân thường hướng đến việc thực hiện bằng giấy ủy quyền.
2. Mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho thuê nhà, quản lý nhà ở:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào nhu cầu của các bên
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm .., tại ………….
Chúng tôi gồm:
– Ông: (1) ………. Sinh năm: …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………. do ……….. cấp ngày…./…../…………
Hộ khẩu thường trú: ………….
– Cùng vợ là bà: ………….. Sinh năm:………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ………….. cấp ngày…./…../……
Hộ khẩu thường trú: ……………
Bằng Giấy ủy quyền này, chúng tôi ủy quyền cho:
Ông/bà: …….. Sinh năm:………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……. do ……… cấp ngày…./…../…………
Hộ khẩu thường trú: ……………
I. NỘI DUNG ỦY QUYỀN
Điều 1. Căn cứ ủy quyền (2) ………
Vì lý do công việc nên nay chúng tôi ủy quyền cho ông/bà…… có số CMND/CCCD/Hộ chiếu và hộ khẩu thường trú như trên thực hiện các công việc sau:
Điều 2. Phạm vi ủy quyền
– Ông/bà …… được quyền thay mặt và đại diện cho chúng tôi (3)…………
– Trong phạm vi uỷ quyền, ông/bà ………. được thay mặt chúng tôi lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan phục vụ cho việc thực hiện công việc được ủy quyền, được đóng các loại thuế, phí, lệ phí, thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung uỷ quyền này.
Điều 3. Thù lao ủy quyền Giấy ủy quyền này (4)…… thù lao.
Điều 4. Thời hạn ủy quyền
Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được ký cho đến khi ông/bà ……… thực hiện xong công việc được ủy quyền nêu trên hoặc khi Giấy uỷ quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.
II. CAM KẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI ỦY QUYỀN
– Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi công việc do ông ……… nhân danh chúng tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên. Chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền này.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
– Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành..….bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ…… bản chịu trách nhiệm thi hành./.
Giấy ủy quyền này được lập thành …. Bản chính, mỗi bên giữ …bản chính.
Người ủy quyền
(ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ghi rõ thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền gồm: Họ và tên, năm sinh, số Căn cước công dân / hộ chiếu/ chứng minh nhân dân, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp kèm địa chỉ liên hệ.
(2) Những căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung của công việc được đề cập đến trong giấy ủy quyền.
(3) Mục này ghi rõ nội dung cũng như phạm vi ủy quyền.
(4) Nếu Giấy ủy quyền có thù lao thì ghi rõ số tiền thù lao.
3. Một số lưu ý khi làm giấy ủy quyền cá nhân cho thuê nhà, quản lý nhà ở:
Khi làm giấy ủy quyền cá nhân cho thuê nhà, quản lý nhà ở, chủ thể thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Về nội dung và hình thức của giấy ủy quyền:
+ Hình thức của giấy ủy quyền phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về cấu trúc, phần mục. Câu từ trong loại văn bản này phải được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng, tránh gây sai lệch nội dung, thông tin, dẫn đến sự hiểu lầm trong quá trình chuyển giao, thực hiện nhiệm vụ.
+ Nội dung của giấy ủy quyền phải đảm bảo thông tin về người ủy quyền và người nhận ủy quyền (những thông tin này cần được cập nhật một cách đầy đủ và rõ ràng), bởi đây chính là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào, xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan của các bên. Trong nội dung ủy quyền, các bên cũng cần thỏa thuận rõ với nhau về phạm vi ủy quyền. Phạm vi này chính là căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền khi được bên ủy quyền giao phó nhiệm vụ. Dựa vào phạm vi ủy quyền này, người nhận ủy quyền sẽ thực hiện các nhiệm vụ pháp lý liên quan đến việc thuê đất, quản lý nhà ở.
– Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền mà theo đó, người ủy quyền bằng hành vi đơn phương của mình thực hiện mà không cần sự đồng ý của người được ủy quyền. Thực tế, đây là văn bản được sử dụng cho trường hợp ủy quyền đơn giản. Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24
– Bản chất của giấy ủy quyền chỉ là sự đại diện. Do đó, khi tham gia quan hệ ủy quyền dân sự, các bên cũng cần xác lập rằng, quyền và nghĩa vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê đất, quản lý đất vẫn thuộc về chủ thể được Nhà nước cấp quyền theo quy định của pháp luật. Các cá nhân không thể dựa vào giấy ủy quyền để hợp thức hóa các giao dịch chuyển giao nghĩa vụ pháp lý tương đương khác cho nhau.
Khi đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ theo các quy định trên, tính pháp lý của các giao dịch dân sự liên quan đến ủy quyền cho thuê đất, quản lý nhà ở sẽ được đảm bảo. Đây được xem là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cũng như tính an toàn pháp lý của tài sản (nhà đất).
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: