Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một giao dịch dân sự phổ biến tại Việt Nam. Để bảo đảm cho giao dịch được diễn ra theo đúng thoả thuận, hạn chế phát sinh tranh chấp thì các bên nên ký kết Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Dưới đây là Mẫu giấy thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY THOẢ THUẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hôm nay, ngày … tháng … năm … Tại ……….
Chúng tôi gồm:
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG ( SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BÊN A):
Ông (bà): ………. Sinh năm:………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………… Ngày cấp: …./…../…….. Nơi cấp: ……….
Hộ khẩu thường trú: …………
Địa chỉ liên hệ: …………………
Số điện thoại liên hệ: ………..
Cùng vợ (chồng) là bà (ông): ……… Sinh năm:……
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do …………….cấp ngày…./…../……
Hộ khẩu thường trú: ………….
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B):
Ông (bà): ………. Sinh năm:………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………… Ngày cấp: …./…../…….. Nơi cấp: ……….
Hộ khẩu thường trú: …………
Địa chỉ liên hệ: …………………
Số điện thoại liên hệ: ………..
Cùng vợ (chồng) là bà (ông): ……… Sinh năm:……
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do …………….cấp ngày…./…../……
Hộ khẩu thường trú: ………….
NGƯỜI LÀM CHỨNG (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BÊN C):
Ông (bà): ………. Sinh năm:………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………… Ngày cấp: …./…../…….. Nơi cấp: ……….
Hộ khẩu thường trú: …………
Địa chỉ liên hệ: …………………
Số điện thoại liên hệ: ………..
Sau khi bàn bạc và thoả thuận, chúng tôi đồng ý làm giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với những nội dung thoả thuận như sau:
I- Thoả thuận về thông tin quyền sử dụng đất được chuyển nhượng:
Bên A đồng ý chuyển nhượng cho bên B quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất có thông tin sau:
– Địa chỉ: ……… được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày … tháng … năm …;
– Diện tích thửa đất: … m2 – Tờ bản đồ số: ……;
– Diện tích căn nhà trên đất: …… m2 (Bằng chữ: ……..)
– Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng: ….. m2; Sử dụng chung:…..m2
– Mục đích sử dụng: …………….
– Thời hạn sử dụng: …………….
– Nguồn gốc sử dụng: ………….
II- Thoả thuận về giá chuyển nhượng:
Giá chuyển nhượng là: ………. đồng (Bằng chữ: …………)
Giá chuyển nhượng trên đã bao gồm:……..
III- Thoả thuận về việc đặt cọc tiền chuyển nhượng:
Bên B đồng ý đặt cọc trước cho bên A số tiền là:……….. đồng (Bằng chữ:………) để bảo đảm cho việc lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau này.
Bên B sẽ thanh toán đủ cho bên A số tiền còn lại là ………. đồng (Bằng chữ:….) sau khi hai bên hoàn tất thủ tục công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền.
IV- Thoả thuận về thời gian đặt cọc và thời gian làm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Bên B sẽ đặt cọc cho bên A số tiền đã nên tại mục III của Giấy thoả thuận này trong thời hạn …… ngày kể từ ngày ký kết Giấy thoả thuận (tức ngày:…../…./…..) và các bên phải lập thành Hợp đồng đặt cọc có người làm chứng.
Thời hạn lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng được các bên thoả thuận và nêu rõ trong Hợp đồng đặt cọc được lập vào ngày …./…./…..
V- Xử lý vi phạm nội dung thoả thuận:
Trong trường hợp bên A có sự thay thổi ý muốn và không tiếp tục thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên B hay phát sinh những tranh chấp, khiếu nại liên quan đến thửa đất được nêu ra tại mục I của Giấy thoả thuận này thì bên A phải báo trước cho bên B là ….. ngày và phải trả lại số tiền cọc cho bên B. Nếu bên A không thực hiện nghĩa vụ báo trước thì phải bồi thường thêm cho bên B một số tiền bằng số tiền mà bên B đã đặt cọc cho bên A.
Ngược lại, nếu bên B không muốn tiếp tục nhận chuyển nhượng thì sẽ bị mất toàn bộ số tiền cọc cho bên A.
VI- Cam kết giữa các bên:
Bên A và bên B cam kết thực hiện theo đúng nội dung thoả thuận trên. Nếu giữa hai bên có phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện thoả thuận thì tôn trọng nguyên tắc cùng nhau thương lượng, hoà giải để bảo vệ quyền lợi của nhau. Trong trường hợp các bên không thể giải quyết được tranh chấp thì thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất này được lạp thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.
BÊN A | BÊN B |
Ý kiến của người làm chứng (Bên C)
2. Hướng dẫn soạn thảo Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Giấy thoả thuận được xem như một căn cứ ban đầu về việc các bên đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhau. Tuy không phải là Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng, chứng thực nhưng trong Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng phải thể hiện được các nội dung thoả thuận của các bên. Theo Luật Dương Gia, khi lập Giấy thoả thuận thì các bên nên đảm bảo các nội dung thoả thuận sau:
– Thông tin cụ thể về họ tên, CCCD, CMND, hộ khẩu, địa chỉ, điện thoại… của bên chuyển nhượng;
– Thông tin cụ thể về họ tên, CCCD, CMND, hộ khẩu, địa chỉ, điện thoại… của bên nhận chuyển nhượng;
– Thông tin cụ thể về họ tên, CCCD, CMND, hộ khẩu, địa chỉ, điện thoại… của người làm chứng;
– Thông tin thửa đất mà các bên thoả thuận chuyển nhượng;
– Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán tiền chuyển nhượng;
– Thoả thuận về thời gian lập Hợp đồng đặt cọc tiền chuyển nhượng và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Thoả thuận về xử vi phạm ;
– Thoả thuận về phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra;
– Cam kết của các bên đối với nội dung thoả thuận;
– Chữ ký của các bên và xác nhận của người làm chứng.
Bên cạnh mẫu giấy thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì với các đơn vị làm việc trong lĩnh vực xây dựng có thể tham khảo thêm mẫu biên bản nghiệm thu và xác nhận hết hạn thời hạn bảo hành công trình được lập ra để ghi chép lại các thông tin về việc nghiệm thu công trình khi hết hạn bảo hành. Mẫu biên bản nghiệm thu và xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình cần ghi rõ tên công trình, thành phần tham gia nghiệm thu và chất lượng công trình được đánh giá.
3. Tại sao các bên phải làm Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xem là một văn bản thể hiện sự thoả thuận của các bên trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Văn bản này nhằm ghi nhận ý chí, sự thống nhất của các bên về vấn đề chuyển nhượng. Văn bản này là một căn cứ để các bên có thể làm những thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp sau này.
Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không bắt buộc phải lập khi các bên giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Văn bản này được lập để bảo đảm lợi ích, mang đến sự an tâm của các bên mua bán- chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó mà các bên có thể lập Giấy thoả thuận này hoặc không mà có thể tự thoả thuận và sau đó lập Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bởi vì pháp luật hiện hành không bắt buộc các bên tham gia vào giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên không bắt buộc phải công chứng, chứng thực vào Giấy thoả thuận này. Tuy nhiên, để bảo đảm cho giao dịch dân sự được diễn ra hiệu quả, hạn chế tranh chấp thì các bên nên lập thành văn bản đối với thoả thuận ban đầu về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nên có người làm chứng. Hoặc đối với những nội dung thoả thuận có tính chất phức tạp, nghiêm trọng thì các bên có thể thoả thuận về việc công chứng Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
4. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Để thực hiện lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền thì bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần lưu ý thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
– Bước 1: Thoả thuận và ký kết Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có người làm chứng;
Bước 2: Ký kết Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sửu dụng đất theo thời gian đã thoả thuận trong Giấy thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã nêu trên và có xác nhận, chữ ký của người làm chứng;
– Bước 3: Ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền.
Khi làm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền thì các bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
+ Dự thảo hợp đồng (nếu có);
+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.
Sau khi nộp hồ sơ và được công chứng viên tiếp nhận, công chứng vào Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên thì các bên có thể thực hiện thủ tục sang tên từ bên chuyển nhượng sang cho bên nhận chuyển nhượng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký biến động đất đai. Để thực hiện việc sang tên trên Giấy chứng nhận thì các bên cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…
Văn phòng đăng ký biến động đất đai có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, trả giấy chứng nhận cấp mới cho chủ sở hữu mới.