Khi tiến hành hoạt động vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thì các chủ thể vận chuyển phải được cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là gì?
- 2 2. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ:
- 3 3. Mẫu Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ:
- 4 4. Cách ghi Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ (VC4):
1. Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là gì?
Vận chuyển được hiểu là sử dụng các phương tiện như xe ô tô, máy bay,… hoặc phương tiện tương tự để chuyển một vật từ nơi này đến nơi khác. Nên vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ chính là chuyển những vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ từ một địa điểm này đến một địa điểm xác định đó.
Việc vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cần phải được thực hiện theo quy định pháp luật. Cụ thể thì khi thực hiện vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cần phải có mệnh lệnh vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm bí mật, an toàn. Trong trường hợp vận chuyển với số lượng lớn hoặc vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ nguy hiểm phải sử dụng phương tiện chuyên dùng đồng thời bảo đảm các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
Và về nguyên tắc thì không được chở vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và người trên cùng một phương tiện, trừ cá nhân có trách nhiệm trong việc vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển, không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp bất thường như cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố, khi không đủ lực lượng bảo vệ thì người có trách nhiệm vận chuyển phải
Vậy tại sao cần phải tiến hành cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ? Với tính chất là các công cụ có khả năng gây sát thương lớn đến rất lớn, đồng thời cực kỳ nguy hiểm, mà nếu hoạt động vận chuyển không được kiểm soát chặt chẽ, thì dễ dẫn đến việc vận chuyển không có tổ chức, có thể dẫn đến trường hợp lợi dụng việc vận chuyển mà thực hiện các hành vi phạm pháp như buôn bán trái phép những vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; cất giấu vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ vì mục đích cá nhân,… hoặc trong quá trình vận chuyển có thể gặp phải sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền khác,… Với yêu cầu đặt ra đó đã đặt ra vấn đề cần có văn bản thể hiện sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ. Và Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ ra đời từ đây.
Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ chính là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các chủ thể tiến hành vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ khi các chủ thể này thực hiện hoạt động vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đến một địa điểm xác định.
Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ chính là văn bản thể hiện sự đồng ý, cho phép của Nhà nước đối với hoạt động vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ. Đây là căn cứ để các chủ thể thực hiện vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo khuôn khổ luật định. Và Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cũng chính là minh chứng để chứng minh hoạt động vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là hộ pháp khi được các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra trong quá trình vận chuyển.
2. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ:
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ tại Khoản 2 Điều 33; Khoản 2 Điều 36 và Khoản 2 Điều 59 của Luật này. Dưới đây, sẽ thể hiện thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển chung đối với cả vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đó chính Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan thuộc Bộ Công án khác theo quy định của Bộ Công an.
Chủ thể tiến hành đề nghị cấp Giấy phép đó chính là các chủ thể thực hiện hoạt động vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, thời điểm đề nghị đó chính là khi các chủ thể cần vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ. Các chủ thể đề nghị cần nộp hồ sơ đề nghị gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí/ vật liệu nổ quân dụng/ công cụ hỗ trợ. Trong văn bản đề nghị này nêu rõ số lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của vũ khí/ vật liệu nổ quân dụng/ công cụ hỗ trợ cần vận chuyển; nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển vũ khí/ vật liệu nổ quân dụng/ công cụ hỗ trợ; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện vận chuyển; biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển;
–
Khi nhận được hồ sơ, cơ quan Công an phải tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu thuộc trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì yêu cầu chủ thể đề nghị tiến hành sửa đổi, bổ sung. Khi hồ sơ đủ theo quy định, Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí/ vật liệu nổ quân dụng/ công cụ hỗ trợ; thời hạn để cấp hồ sơ đó chính là 05 ngày kể từ khi cơ quan nhận được hồ sơ đầy đủ. Trường hợp không cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.
Giấy phép vận chuyển vũ khí/ vật liệu nổ quân dụng/ công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày. Giấy phép vận chuyển vũ khí chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; khi đã hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép trong vòng 07 ngày sau đó.
3. Mẫu Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ:
Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ (VC4) được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 34/2012/TT-BCA ngày 12/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu sử dụng trong quản lý, tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Mẫu Giấy phép như sau:
Mẫu VC4 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2012/TT-BCA ngày 12/6/2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
(1)……………..
(2)……………..
Số:…………./GPVC
GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN
VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ QUÂN DỤNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Theo đề nghị của……..
.. (2)…………
Cho phép tổ chức:…..
Địa chỉ:…………
Người chịu trách nhiệm vận chuyển:……..
Chức vụ:……..
Số CMND:………..nơi cấp…………ngày cấp…………..
Được phép vận chuyển:…………….
Loại, số lượng, nhãn hiệu:………………
Phương tiện vận chuyển………….Biển kiểm soát:…………….
Thời gian vận chuyển:………………
Họ tên người điều khiển phương tiện:……………
Nơi đi:……………..
Nơi đến:……………
Tuyến đường vận chuyển:……………
……..ngày…….tháng……..năm…….
(3)…………
Chú ý:
– Giấy phép này phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát.
– Sau khi hoàn thành việc vận chuyển phải nộp giấy phép cho cơ quan cấp
– Không đỗ phương tiện chở vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ ở nơi tập trung đông người.
– Phải đi đúng tuyến đường ghi trong giấy phép.
– Khi cần nghỉ lại đêm trên đường phải báo ngay cho cơ quan Công an sở tại biết.
– Khi đưa vào sử dụng phải quản lý theo chế độ tài liệu mật.
4. Cách ghi Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ (VC4):
Giấy phép vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ (VC4) được hướng dẫn ghi như sau:
Mục (1): Ghi tên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan cấp giấy phép.
Mục (2): Ghi tên cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép, cụ thể là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục “Số”: Ghi theo số thứ tự trong sổ theo dõi cấp giấy phép.
Mục “Được phép vận chuyển”: Ghi rõ là vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, vật liệu nổ quân dụng hoặc công cụ hỗ trợ.
Mục “Loại, số lượng, nhãn hiệu”: Ghi rõ, cụ thể loại, số lượng, nhãn hiệu vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được phép vận chuyển. Trường hợp vận chuyển số lượng lớn phải có bản danh mục kèm theo giấy phép. Bản danh mục phải có chữ ký của người có thẩm quyền cấp giấy phép và đóng dấu.
Mục “Nơi đi”: Ghi rõ tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xuất phát.
Mục “Nơi đến”: Ghi rõ tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi kết thúc quá trình vận chuyển.
Mục “Tuyến đường vận chuyển”: Ghi rõ tuyến đường vận chuyển từ nơi xuất phát đến nơi kết thúc quá trình vận chuyển.
Mục (3): Ghi rõ chức danh, cấp hàm, họ tên và chữ ký của người cấp giấy phép.
Giấy phép vận chuyển chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.