Một số hộ gia đình từ nghèo đến cận nghèo đã phát triển để thoát nghèo, cận nghèo. Vậy để đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo cần làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo là gì?
Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo là mẫu giấy đề nghị được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin đề nghị được xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo. Mẫu giấy nêu rõ thông tin người làm đơn, thông tin hộ xin xét duyệt, lý do xin xét duyệt.
Khi họ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng tự mình tạo dựng kinh tế, chăm chỉ làm ăn cảm thấy mình không cần phải nhờ đến sự trợ cấp của nhà nước có thể làm đơn đề nghị thoát nghèo, thoát cận nghèo, Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo được cá nhân sử dụng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin đề nghị được xét duyệt thoát hộ nghèo, thoát cận nghèo.
2. Mẫu giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
GIẤY ĐỀ NGHỊ XÉT DUYỆT THOÁT NGHÈO, THOÁT CẬN NGHÈO
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ………
Họ và tên: ………., Giới tính: □ Nam, □ Nữ
Số định danh cá nhân: ………..
Sinh ngày……… tháng ………. năm ………, Dân tộc: ………..
Số CMTND: ……….. Ngày cấp: …../…../20…… Nơi cấp: ………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……….
Chỗ ở hiện tại: ………..
Là hộ nghèo □ hộ cận nghèo □ từ năm ……… đến năm …….
Thông tin các thành viên của hộ:
STT | Họ và tên | Quan hệ với chủ hộ (Vợ, chồng, con…) | Nghề nghiệp |
1 | |||
2 | |||
3 |
Lý do đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo: ……….
….ngày…tháng….năm…..
Xác nhận của trưởng thôn:
(Xác minh thông tin về hộ gia đình, đề xuất UBND xã/phường/thị trấn tiếp nhận, xử lý)
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của UBND cấp xã/phường/thị trấn:
(Tiếp nhận, xử lý đề nghị)
TM. UBND xã/phường/thị trấn ……….
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo:
Người làm đơn nêu rõ các thông tin sau:
– Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
– Thông tin cá nhân
– Thời gian là hộ nghèo, hộ cận nghèo
– Thông tin các thành viên của hộ gia đình
– Nêu rõ lý do đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo: thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với mức quy định thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo;…
4. Các quy định liên quan:
4.1. Điều kiện được coi là hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Theo
Điều kiện coi là Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Điều kiện đối với Hộ cận nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Như vậy để được xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo, cá nhân cần có thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn quy định về thu nhập bình quân trên đầu người được quy định trong
4.2. Quy trình rà soát hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo:
Theo Quyết định số 59 /2015/QĐ-TTg, đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý, có giấy đề nghị đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo, thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Hướng dẫn), UBND cấp xã tiếp nhận giấy đề nghị, ghi chép ngày, tháng tiếp nhận, hình thức tiếp nhận;
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã phân công điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn để tổ chức tổ chức thẩm định theo quy trình sử dụng phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo Phiếu B (theo Mẫu 3b kèm theo hướng dẫn này), kết quả thu thập Phiếu B, hộ được phân loại là hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo khi có điểm số như sau:
– Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
– Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
– Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
– Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.
Bước 3: Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
Thành phần tham gia gồm đại diện chính quyền, các hội, đoàn thể, cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn và đại diện một số hộ gia đình được các hộ dân trong thôn cử làm đại diện tham dự cuộc họp.
Nội dung cuộc họp: lấy ý kiến người dân để thống nhất kết quả rà soát hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn.
Kết quả cuộc họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ ban hành kèm theo Hướng dẫn này), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban giảm nghèo cấp xã).
Bước 4: Niêm yết công khai danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và
Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
Bước 5: Ban giảm nghèo cấp xã báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo phát sinh. Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì có văn bản trả lời hộ gia đình nêu rõ lý do.
Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn để Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Cơ quan thường trực (Sở Lao động – TB&XH) tổng hợp báo cáo, đề xuất thực hiện chính sách (Cắt giảm chế độ hoặc thực hiện chính sách ưu tiên) với Ủy ban nhân dân tỉnh.
4.3. Thủ tục công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo:
Trình tự thực hiện
– Bước 1: Hộ gia đình trên địa bàn thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do địa phương đang quản lý nộp giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo có xác nhận của trưởng thôn đến bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Bước 2:
+ Cán bộ thường trực tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy biên nhận hồ sơ.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH (đã hết hiệu lực) ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động – TB&XH; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.
– Bước 3: Hộ gia đình đến nhận kết quả qua bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ: Lựa chọn nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp xã bằng một trong các cách thức sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp;
– Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (gửi qua bưu điện thông thường hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
Nhận kết quả: Lựa chọn nhận kết quả qua bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp xã bằng một trong các cách thức sau:
– Nhận kết quả trực tiếp;
– Đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ hộ (hoặc thành viên trong hộ được ủy quyền) có nhu cầu xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo.
5. Thời hạn giải quyết: không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo (trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần có văn bản trả lời nêu rõ lý do)