Để các chủ thể thay đổi mã kích hoạt chứng thư thì các đối tượng này cần làm giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số là gì?
Chứng thư số được hiểu là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Qua đó, ta nhận thấy chủ thể của chứng thư số chính là những cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu và sử dụng nó. Khi các chủ thể của chứng thư số muốn thay đổi mã kích hoạt chứng thư thì cần làm giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số. Đây là một mẫu giấy được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong thực tế.
Mẫu giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số là mẫu giấy đề nghị được lập ra để đề nghị về việc thay đổi mã kích hoạt chứng thư số. Mẫu giấy đề nghị nêu rõ thông tin của tổ chức quản lý đề nghị, nội dung đề nghị, thông tin về chứng thư số,… Mẫu được ban hành theo Văn bản hợp nhất 25/VBHN-NHNN của Ngân hàng nhà nước. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản người đề nghị thay đổi mã kích hoạt cần ký và ghi rõ họ tên của mình để giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số có giá trị.
2. Mẫu giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số:
<TÊN TỔ CHỨC
QUẢN LÝ THUÊ BAO>
——-
Số:……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày….tháng….năm…..
GIẤY ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI MÃ KÍCH HOẠT CHỨNG THƯ SỐ
Kính gửi: Cục Công nghệ tin học – Ngân hàng Nhà nước
Tên tổ chức quản lý thuê bao:……..
Đề nghị Cục Công nghệ tin học thay đổi mã kích hoạt chứng thư số cho:
1.Thông tin người đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số
Đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số cho Người đại diện hợp pháp □
Họ và tên:……… Giới tính:……….
Ngày sinh:……… Nơi sinh:…….. Quốc tịch:……
Số CMT/Hộ chiếu:……… Ngày cấp:…….. Nơi cấp:……..
Nơi công tác/chi nhánh:……… Mã đơn vị:……….
Địa chỉ nơi công tác:……..
Điện thoại di động:….. Địa chỉ email:……..
Chức vụ:…… Phòng ban:……..
2. Thông tin về chứng thư số
Loại nghiệp vụ: (TTLNH /BC theo NĐ82/BC tài chính/DTBB/BCTK…….)…..
Mục đích sử dụng: (Khi đăng ký nghiệp vụ Thanh toán liên ngân hàng (TTLNH)):
□ Truyền thông □ Phê duyệt giao dịch
Lý do thay đổi:…………
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu tại đơn vị.
Người đại diện hợp pháp
Người đề nghị thay đổi mã kích hoạt
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số:
– Phần mở đầu:
+ Tên tổ chức, quản lý thuê bao.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm làm đơn.
+ Tên biên bản cụ thể là giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nơi tiếp nhận biên bản.
+ Đề nghị Cục Công nghệ tin học thay đổi mã kích hoạt chứng thư số.
+ Thông tin của người đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số.
+ Thông tin về chứng thư số.
+ Nội dung giấy đề nghị thay đổi mã kích hoạt chứng thư số.
– Phần cuối biên bản:
+ Người đại diện hợp pháp
+ Người đề nghị thay đổi mã kích hoạt ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định của pháp luật về chứng thư số:
4.1. Chứng thư số là gì?
“Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Chứng thư số được coi như là chứng minh thư của doanh nghiệp trong môi trường internet, Chứng thư số có vai trò xác minh danh tính của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình ký số trên văn bản điện tử.
4.2. Nội dung của chứng thư số:
Theo Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Tên của thuê bao.
3. Số hiệu chứng thư số.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
5. Khóa công khai của thuê bao.
6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
9. Thuật toán mật mã.
10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.”
Như vậy, một Chứng thư số hợp lệ cần phải có đầy đủ những thông tin sau:
+ Tên thuê bao: đây là tên chủ thể sở hữu chứng thư số.
+ Số seri trong chứng thư số.
+ Thời hạn hiệu lực của chứng thư số.
+ Tên đơn vị chứng thực chữ ký số.
+ Chữ ký số được chứng thực của đơn vị chứng thực.
+ Mục đích và hạn chế phạm vi sử dụng chứng thư số.
+ Trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
+ Thuật toán mật mã.
+ Các thông tin cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4.3. Chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và tác dụng của chứng thư số:
Theo Điều 6 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“Điều 6. Chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
1. Tất cả các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu đều có quyền được cấp chứng thư số có giá trị như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Chứng thư số cấp cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó.
3. Việc cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu sau:
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hoặc chức danh nhà nước;
b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước đó.”
Chứng thư số có tác dụng:
– Xác minh danh tính của người sử dụng chữ ký số khi đăng nhập vào một hệ thống mới.
– Hỗ trợ ký số các loại văn bản, tài liệu, hợp đồng, hóa đơn,… dưới file doc, pdf hoặc một tệp tài liệu.
– Mã hóa thông tin để đảm bảo bí mật giữa người gửi và người nhận thông qua mạng internet.
– Thực hiện các kênh liên lạc trao đổi thông tin bí mật với các thực thể khác trên mạng.
4.4. Quy trình cấp chứng thư số:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Đối tượng có nhu cầu đăng ký chữ ký số cần phải chuẩn bị hồ sơ cấp chứng thư số bao gồm:
– Đối với cá nhân:
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cá nhân đăng ký chữ ký số.
+ Văn bản ủy quyền cho người thay mặt cá nhân thực hiện thủ tục.
– Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan:
+ Quyết định thành lập hoặc quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
+ Kèm theo đó là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức.
+ Văn bản ủy quyền cho người thay mặt tổ chức thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
Cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu đăng ký chữ ký số cần nộp đơn cấp chứng thư số theo mẫu của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực cho đơn vị đó để được xác thực hồ sơ.
Bước 2: Xác thực hồ sơ đăng ký
Đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số sẽ thực hiện nhận dạng và xác thực hồ sơ của người đăng ký trong quá trình cấp Chứng thư số và thay đổi thông tin.
Sau khi xác thực, đơn vị cung cấp sẽ chấp nhận yêu cầu đăng ký trong trường hợp nhận dạng và xác thực thành công mọi thông tin trong yêu cầu đăng ký, đồng thời nhận được các khoản phí cần thiết để phát hành chứng thư số và tạo lập chữ ký số. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện trên, đơn vị cung cấp có quyền từ chối yêu cầu đăng ký.
Bước 3: Phát hành chứng thư số
Khi yêu cầu cấp Chứng thư số được đơn vị cung cấp chấp nhận, lúc này chứng thư số sẽ được tạo và phát hành dựa theo các thông tin trong bản yêu cầu cấp chứng thư số đã được xác thực định danh trước đó.
Đơn vị cung cấp sẽ
Bước 4: Chấp nhận, công bố và thông báo chứng thư số
Sau khi nhận được thông báo từ đơn vị cung cấp, thuê bao thực hiện xác nhận các thông tin trong Chứng thư số được cấp là chính xác.
Sau đó, đơn vị cung cấp sẽ công bố chứng thư số đã cấp cho thuê bao trên cơ sở dữ liệu về chứng thư số của mình sau khi có xác nhận của thuê bao về tính chính xác của thông tin trên chứng thư số đó.
Việc thông báo việc cấp phát chứng thư số thuê bao đến các tổ chức, cá nhân khác được thực hiện bằng cách công bố chứng thư số thuê bao trên hệ thống trực tuyến về chứng thư số của đơn vị cung cấp.