Vì một lý do mà công ty chứng khoán phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán và lập giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán. Vậy giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán là gì?
- 2 2. Mẫu giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán:
- 3 3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán:
- 4 4. Quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán:
- 4.1 4.1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán:
- 4.2 4.2. Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:
- 4.3 4.3. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán:
- 4.4 4.4. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán:
1. Giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán là gì?
Mẫu giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán là mẫu văn bản được công ty chứng khoán lập và
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức thực thi pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Mẫu giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán là văn bản được tạo lập với mục đích
2. Mẫu giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
Địa danh, ngày…… tháng…… năm ……
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
Công ty (tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa):……
Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số: … do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày….. tháng…. năm…..
Điện thoại:……. Fax:…
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty được tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán như sau:
Tên Công ty/chi nhánh/phòng giao dịch (tên đầy đủ) đề nghị tạm ngừng…..
Địa chỉ trụ sở chính/chi nhánh/phòng giao dịch….
Ngày dự kiến tạm ngừng:….
Ngày dự kiến trở lại hoạt động….
Lý do tạm ngừng:…
Chúng tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ gửi kèm:
(Liệt kê đầy đủ)
(Tổng) Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán:
Phần kính gửi của giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán thì người lập giấy đề nghị phải điền tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Ủy ban chứng khoán Nhà nước).
Phần nội dung của giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán yêu cầu người lập giấy phải cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin của người lập giấy, thông tin về doanh nghiệp chứng khoán, lý do tạm ngừng… Ngoài ra, người lập giấy đề nghị phải cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì người đại diện của công ty chứng khoán sẽ ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
4. Quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán:
Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
4.1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán:
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
4.2. Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:
+ Sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải đăng ký doanh nghiệp theo quy định của
+ Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của
4.3. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán:
Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
+Môi giới chứng khoán;
+ Tự doanh chứng khoán;
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
+Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
4.4. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán:
Được quy định tại Điều 74, Luật chứng khoán 2019:
1. Điều kiện về vốn bao gồm: việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam; vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn bao gồm:
– Cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp giấy phép;
– Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác;
– Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 77 của Luật này.
3. Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn bao gồm:
– Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức. Trường hợp công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;
– Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ.
4. Điều kiện về cơ sở vật chất bao gồm:
– Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;
– Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang bị, thiết bị văn phòng, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán.
5. Điều kiện về nhân sự bao gồm:
Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
– Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;
– Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm việc tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;
– Có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;
– Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Trường hợp có Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản này và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách.
6. Dự thảo Điều lệ phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật này.”
Có thể thấy việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam; vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác. Và trường hợp có Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách.