Là thiết bị điện tử, do đó, việc hư hỏng, không có tín hiệu giao thông là điều hoàn toàn dễ xảy ra. Do đó, đặt ra yêu cầu phải sửa chữa và phải thực hiện thủ tục viết và gửi đơn yêu cầu sửa chữa đèn tín hiệu.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu sửa chữa đèn tín hiệu giao thông là gì?
Đơn yêu cầu sửa chữa đèn tín hiệu giao thông là văn bản do cá nhân/ tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Sở Giao thông vận tải, yêu cầu cơ quan này sữa chữa đèn tín hiệu giao thông.
Đơn yêu cầu sửa chữa đèn tín hiệu giao thông dùng làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền nằm bắt tình hình, biết được tình trạng đèn giao thông và đưa ra các phương án để sửa chữa đèn giao thông, phục vụ nhanh chóng yêu cầu của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông.
2. Mẫu đơn yêu cầu sửa chữa đèn tín hiệu giao thông:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm…
ĐƠN YÊU CẦU SỬA ĐÈN GIAO THÔNG
– Căn cứ Thông tư 37/2018/TT-BGTVT về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ,
Kính gửi: Sở giao thông vận tải ……
Ban quản lý dự án…………..
Tên tôi là: …….. Sinh ngày: … / … / …
CMND số: …. Cấp ngày: … / … / … Do: ………………….
Hộ khẩu thường trú: …
Nơi ở hiện nay: ……
Tôi xin trình bày quý cơ quan nội dung sau:
……
(Ví dụ: Đèn giao thông tại các điểm:
đều bị hư hỏng, không có đèn báo hiệu dẫn đến việc ùn tắc các điểm giao lộ, thường xuyên xảy ra tai nạn vì tất cả cả bên đồng loạt qua cùng thời điểm, không quan sát được các phía nên việc va chạm rất khó tránh khỏi.
Dựa vào Điều 15 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT về Theo dõi, cập nhật tình trạng hư hỏng, xuống cấp công trình đường)
Do đó, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết, có biện pháp xử lý ……………
Tôi cam đoan nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn chi tiết mẫu đơn yêu cầu sửa chữa đèn tín hiệu giao thông:
– Kính gửi: Người viết đơn điền tên Sở Giao thông vận tải tương ứng với cấp tỉnh nơi có đèn giao thông, ví dụ: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị.
– Ban quản lý dự án: Tên đơn vị thực hiện dự án xây dựng đèn giao thông.
– Tôi tên là, ngày sinh, chứng minh nhân dân: Người viết đơn nếu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh và số chứng minh nhân dân theo chứng minh nhân dân. Nếu là tổ chức thì ghi tên đầy đủ của tổ chức.
– Hộ khẩu thường trú: Người viết đơn viết theo hộ khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Nơi ở hiện tại: Nơi người viết đơn đang sinh sống và đã đăng ký tạm trú.
– Nội dung: trình bày vị trí đèn hư hỏng, hư hỏng như thế nào, đã diễn ra trong bao lâu,…
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Cơ sở pháp lý cho hoạt động sữa chữa đèn tín hiệu giao thông:
Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.
– Đèn tín hiệu giao thông là một phần của công trình đường bộ, theo đó Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
– Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm:
+ Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
+ Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình. Việc sửa chữa đột xuất do bão, lũ, lụt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lũ, lụt trong ngành đường bộ.
– Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải đối với hệ thống đường địa phương
+ Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;
+ Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường trên địa bàn theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
+ Kiểm tra công trình đường bộ thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc sửa chữa, bảo dưỡng và các công việc khác; đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
+ Kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Cập nhật, tổng hợp tình hình hư hỏng các công trình thuộc phạm vi quản lý để xây dựng kế hoạch bảo trì, báo cáo cấp có thẩm quyền và tổ chức sửa chữa, khắc phục hư hỏng để đảm bảo giao thông đường bộ an toàn, thông suốt.
– Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình
+Theo dõi thường xuyên và cập nhật tình trạng chất lượng các công trình được giao quản lý, kịp thời phát hiện các hiện tượng hư hỏng, xuống cấp của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
+ Lập báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình chất lượng công trình đường bộ được giao quản lý, bảo dưỡng; báo cáo đột xuất khi xuất hiện hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình;
+ Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ tự thực hiện công việc quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ thì thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản này.
– Việc sửa chữa công trình, thiết bị tùy theo mức độ chi phí, thủ tục được thực hiện như sau:
+ Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 5 trăm triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: Tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;
+ Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí thực hiện từ 5 trăm triệu đồng trở lên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;
+ Đối với công việc sửa chữa công trình không sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên.
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu đối với đèn giao thông: Đèn tín hiệu giao thông luôn trong tình trạng hoạt động bình thường. Cột đèn cần đèn phải chắc chắn không nghiêng lệch, sạch, không bị rỉ sét, nứt vỡ.