Phong tỏa tài sản là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án (tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án). Vậy thì phong tỏa tài sản cần làm mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản là gì?
Đơn yêu cầu phong tỏa tài sản là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghỉ chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc phong tỏa tài sản của một chủ thể khác (thường là chủ thể có nghĩa vụ về tài sản) và Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản lập ra với các thông tin cần thiết, nội dung phong tỏa, lí do.. và các thông tin kèm theo để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét phong tỏa tài sản đó.
Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản là mẫu đơn được lập ra để yêu cầu về việc phong tỏa tài sản.
2. Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
………, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU PHONG TỎA TÀI SẢN
– Căn cứ
(Hoặc
– Căn cứ……
Kính gửi:
– Hội đồng xét xử…….. (tại phiên tòa)
Hoặc:
– Ông:……..
– Thẩm phán…….
Họ và tên:… …. Sinh năm:….
Chứng minh nhân dân số:… …… do CA…….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ cư trú hiện nay:…….
Số điện thoại liên hệ:…..
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:………
(Trình bày về các sự việc xảy ra khiến bạn làm đơn yêu cầu)
Căn cứ Khoản 11 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thì “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cũng là một trong cá biện pháp khẩn cấp tạm thời” được áp dụng để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 126. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”
Tôi nhận thấy, tôi có quyền yêu cầu …….. (Thẩm phán…/Hội đồng xét xử…) áp dụng biện pháp Phong tỏa tài sản theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự với
Ông:… ….. Sinh năm:………
Chứng minh nhân dân số:… … do CA…….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……….
Địa chỉ cư trú hiện nay:………
Là:… ……. (ví dụ: bị đơn trong vụ án dân sự được Quý Tòa thụ lý theo Quyết định…….)
Do, Ông……. đã có hành vi/dấu hiệu/…….. (hành vi vi phạm của chủ thể/lý do dẫn đến việc bạn yêu cầu, ví dụ, người này có hành vi tẩu tán tài sản,… )
Vậy nên tôi làm đơn này để kính đề nghị …… xem xét, ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ để đảm bảo cho việc giải quyết/thi hành án của Ông……./…… (đưa ra mục đích bạn hướng tới khi đưa ra yêu cầu Phong tỏa tài sản).
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin trên là sai theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn và lưu ý làm đơn yêu cầu phong tỏa tài sản:
Để áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, cần phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:
– Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền
– Có tiền gửi trong tài khoản ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác; có tài sản gửi giữ.
– Nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án
Về thủ tục áp dụng được quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; Điều 20 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
Thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này “ phong tỏa tài sản”: căn cứ theo khoản 1 điều 133 BLTTDS 2015 như sau:
– Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
+ Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
Các thông tin về biện pháp bảo đảm thi hành án được quy định như: Điều 67
– Việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ.
– Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án.
– Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản, tài sản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, tài sản. Biên bản, quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định của Luật này.
Điều 20 nghị định 62/2015 hướng dẫn Điều 67 Luật thi hành án dân sự về biện pháp bảo đảm thi hành án phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ quy định như sau:
– Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên giao quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.
– Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì phải có chữ ký của người chứng kiến.
– Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được ban hành sau khi Chấp hành viên lập biên bản phong tỏa theo quy định pháp luật
– Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó.
– Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
– Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản cung cấp.
Qua các thông tin đó chúng ta hoàn toàn có thể xác định được điều kiện để áp dụng các biện pháp phong tỏa tài sản như trên. Mẫu đơn và Hướng dẫn làm đơn yêu cầu phong tỏa tài sản nhanh nhất với các thông tin cần thiết được cập nhật ở trên.
Căn Cứ pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015