Khi có nhu cầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần viết đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự và gửi đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn về mẫu đơn này.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì?
Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là văn bản do cá nhân, cơ quan, tổ chức gửi đến
Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là nơi bày tỏ nguyện vọng của chủ thể nộp đơn, là căn cứ để
2. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết dân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: …………..)(1)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN …………..(2)
Họ tên người yêu cầu:
1(3)…………… Sinh năm:
Địa chỉ(4):
Số điện thoại:…………Fax:
Địa chỉ thư điện tử:…………. (nếu có).
2……………. Sinh năm:
Địa chỉ:
Số điện thoại:……… Fax:
Địa chỉ thư điện tử:…………(nếu có).
Tôi (chúng tôi) xin trình bày với
việc như sau:
1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:
3. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:
4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết(6):
5. Thông tin khác(7):
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có (8):
1.
2.
3.
Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.
…., ngày……tháng……năm …(9)
NGƯỜI YÊU CẦU(1)
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự chi tiết nhất:
(1) Ghi loại việc dân sự mà yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi,…).
(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó.
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.
(4) Ghi địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H). Ghi địa chỉ nơi làm việc nếu người yêu cầu là cá nhân (ví dụ: Công ty TNHH Hải An, số 264 phố ĐC, quận BĐ, thành phố H).
(6) Ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nơi làm việc của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
(7) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
(8) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu gồm có những gì, là bản sao hay bản chính, đánh số thứ tự (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của…; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của….).
(9) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(10) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu đó; nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của
4. Các vấn đề pháp lý về đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự:
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của
Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của
Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
– Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của
Lưu ý: Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu:
Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn yêu cầu do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn yêu được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn yêu cầu nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người yêu cầu. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 193 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Trường hợp người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự.
Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.
Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:
– Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
– Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự;
– Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Các trường hợp trả lại đơn yêu cầu:
– Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
– Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
– Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
– Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
– Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
– Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.