Có nhiều chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm mục đích hỗ trợ người dân ở khu vực này. Dưới đây là mẫu đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn mới nhất - một trong những thủ tục hành chính quan trọng để người dân sống ở khu vực đặc biệt khó khăn nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước:
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn chi tiết nhất:
- 4 4. Quy định về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn:
1. Đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là gì?
Đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã có điều kiện đặc biệt khó khăn gửi đến chính quyền địa phương để xin xác nhận.
Đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là một trong những căn cứ quan trong để chính quyền địa phương và xác định cá nhân, hộ gia đình đó có thuộc diện được hưởng trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước hay không.
Việc thống kê và xác định số lượng hộ gia định cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là căn cứ để cơ quan Nhà nước thực hiện công tác xác minh, kiểm tra và quản lý
Việc có xác nhận của chính quyền địa phương về các trường hợp cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là cơ sở để người dân có thể thực hiện các thủ tục đề nghị vay vốn để sản xuất kinh doanh, đề nghị hỗ trợ chi phí học tập, xin cấp học bổng cho học sinh – sinh viên….và nhiều chính sách hỗ trợ khác của nhà nước. Đây là quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cư trú ở khu vực có nên kinh tế khó khăn, chẩm phát triển.
2. Mẫu đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
(Dùng cho học sinh, sinh viên vùng đặc biệt khó khăn)
Kính gửi: – UBND huyện….tỉnh…..;
– UBND xã…., huyện, …., tỉnh…
Tên tôi là: ……
Sinh ngày: ……
Quê quán: ….
Là học sinh trường: …..
Con ông:………Ngày sinh: …..
Con bà:………..Ngày sinh: ……..
Hộ khẩu thường trú tại: ………
Căn cứ Quyết định số ……..ngày…tháng…năm… của Thủ tướng chính phủ
Tôi làm đơn này, đề nghị UBND xã ……, UBND huyện…, tỉnh…….. xác nhận cho gia đình và bản thân tôi có Hộ khẩu thường trú là thuộc xã đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ để được hưởng các chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………, ngày…tháng…năm….
Người làm đơn
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ… XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN………
Anh (chị):… Gia đình ông:……
Là con ông: … Hiện ở:……
Thuộc diện hộ gia đình xã đặc biệt khó khăn. Thuộc diện hộ gia đình xã đặc biệt khó khăn. Đề nghị nhà
Đề nghị nhà trường xem xét giải quyết. trường xem xét giải quyết.
….., ngày…tháng…năm…
Chủ tịch Chủ tịch
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn chi tiết nhất:
Dưới đây là phần hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận dùng cho học sinh, sinh viên vùng đặc biệt khó khăn
Phần Kính gửi: (Ghi thông tin UBND xã, huyện, tỉnh nơi cá nhân cư trú)
Tên tôi là: Ghi rõ họ tên theo thông tin trên CMND, Giấy khai sinh. Ghi chữ in hoa, có dấu
Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh;
Quê quán: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Là học sinh trường: Ghi rõ tên trường đang theo học
Con ông: …Ngày sinh: …..
Con bà:….Ngày sinh: ….
(Ghi rõ họ tên bố, mẹ bằng chữ in hoa có dấu. )
Hộ khẩu thường trú tại: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Trình bày lý do làm đơn:
( Tôi làm đơn này, đề nghị UBND xã ……, UBND huyện…, tỉnh…….. xác nhận cho gia đình và bản thân tôi có Hộ khẩu thường trú là thuộc xã đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ để được hưởng các chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo)
Cuối đơn ghi rõ ngày, tháng, năm soạn đơn
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
Đơn xác nhận hợp lệ khi có chữ ký và dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
4. Quy định về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn:
Căn cứ pháp lý: Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
4.1 Điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ:
Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:
“1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:
a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các Điều kiện sau:
a) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;
b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo”.
Không giống như bạn bè cùng trang lứa ở những khu vực kinh tế phát triển, trẻ em sinh sống ở khu vực miền núi gặp rất nhiều khó khăn để có thể đến trường học tập, vì vậy Đảng và Nhà nước ta dành một sự đặc biệt quan tâm đến với học sinh, sinh viên khu vực này. Khi đảm bảo các điều kiện về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, học sinh, sinh viên tiến hành soạn thảo đơn xác nhận cư trú ở xá có hoàn cảnh khó khăn để gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
4.2. Mức hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn:
Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn như sau:
” 1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
2. Trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ:
a) Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành;
b) Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
c) Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
d) Trường hợp trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm.
3. Trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này: Được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này; được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều này tùy theo số lượng học sinh được hưởng và nguồn kinh phí hiện có”.
Có thể thấy sự hỗ trợ của Nhà nước với trẻ em vùng núi khó khăn rất thiết thực. Phạm vi hỗ trợ bao gồm các khoản về tiền ăn, tiền nhà, hỗ trợ gạo. Đây thật sự là những khoản hỗ trợ mà học sinh cư trú ở các xã đặc biệt khó cần nhận được để các em có thể an tâm đên trường học tập và chính các em sẽ là tương lai của đất nước.
4.3. Thủ tục đề nghị hỗ trợ đối với học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở đang học tại các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị hỗ trợ
– Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).
Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị hỗ trợ
– Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).
Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị hỗ trợ
– Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã);
– Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.
Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú, hồ sơ gồm:
– Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ gạo;
– Danh sách học sinh bán trú đang học tại trường được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
– Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.
Đối với trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này, hồ sơ gồm:
– Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ gạo;
– Danh sách học sinh bán trú thuộc diện được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này ăn, ở bán trú tại trường;
c) Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.
Bước 2: Xét duyệt hưởng chính sách hỗ trợ
– Vào thời Điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường có học sinh theo học thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tổ chức phổ biến,
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường có trách nhiệm xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 6 của Nghị định này gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở; gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các trường trung học phổ thông.
Bước 3: Ra quyết định hưởng chính sách hỗ trợ
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
– Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt;
– Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để các trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.
Trên đây là thủ tục đề nghị hỗ trợ đối với học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Việc triển khai xét và ra quyết định hỗ trợ đối với các trường hợp học sinh cư trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn phải đảm bảo diễn ra đúng quy trình, đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên. Nhà trường có trách nhiệm giải quyết khiếu nại về kết quả xét duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ (nếu có) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả nếu thấy có sự sai sót của kết quả.