Trong quan hệ đất đai thì được ban hành Luật đất đai năm 2013 quy định về các quyền sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý đất đai. Theo đó, trong Luật có quy định về việc tự nguyện trả lại đất đai.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước là gì?
Như chúng ta đã biết, tại
Mục đích của mẫu đơn xin tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước là người được giao đất sử dụng trong trường hợp tiền sử dụng đất thu vào có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản hoặc người đóng tiền sử dụng đất giải thể phá sản không có hoặc giảm nhu cầu thì lập đơn này để trình lên cơ quan có thẩm quyền quản lý về việc tự nguyện trả lại đất của mình.
2. Mẫu đơn xin tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
———–oOo———–
………., ngày … tháng … năm …
ĐƠN TRẢ LẠI ĐẤT THUÊ CỦA NHÀ NƯỚC
Căn cứ
Kính gửi: – UBND quận/huyện …
Tôi là : … Sinh ngày: …./…./…
Chứng minh nhân dân số: …. Ngày cấp: …. Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại:…
Số điện thoại: …… Email: ……
Theo quyết định số ………/QĐ-UBND ngày …. tháng …. năm …… quyết định cho thuê đất ….., tôi đang sử dụng phần diện tích đất thuê như sau:
Địa điểm khu đất thuê của nhà nước: ……
Diện tích: ….. m2.
Trong đó có …….m2 là đất ….. và …m2 là đất……
Mục đích sử dụng: ……
Thời hạn sử dụng : Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm…
Số tiền thuê đất: …
Hình thức trả tiền thuê đất: …
Nay, do ….. tôi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất trong khoảng thời gian …. trước khi hết thời hạn cho thuê. Cho nên, tôi làm đơn này, xin tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước để có phương án sử dụng hợp lý đất đai.
Căn cứ Điều 65 Luật đất đai năm 2013 có quy định:
“Điều 65. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
1.Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
…
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
…”
Do đó, tôi kính đề nghị quý cơ quan xem xét tiến hành thu hồi đất thuê và thanh toán lại số tiền thuê đất trong thời gian chưa sử dụng mà tôi đã đóng.
Kính mong quý cơ quan xem xét và nhanh chóng giải quyết. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập mẫu đơn xin tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước:
Đối với mẫu đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền thì người soạn thảo đơn phải chú ý đến hình thức và nội dung trong đơn:
– Về hình thức đơn:
+ Chính giữa văn bản trình bày quốc hiệu ” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ” và tiêu ngữ ” Độc lập- Tự do- Hạnh phúc “
+ Ngày tháng soạn thảo đơn được trình bày phía bên phải văn bản
+ Phần chính giữa văn bản bên dưới mục ngày tháng năm là tên mẫu đơn: ĐƠN TRẢ LẠI ĐẤT THUÊ CỦA NHÀ NƯỚC
– Về nội dung đơn:
+ Ghi chính xác cơ quan tiếp nhận và có thẩm quyền xử lý tránh trường hợp bị trả lại đơn do không đúng thẩm quyền
+ Trình bày thông tin cá nhân, thông tin thửa đất đang sử dụng
+ Căn cứ đề nghị cơ quan xem xét tiến hành thu hồi đất thuê và thanh toán lại số tiền thuê đất trong thời gian chưa sử dụng
+ Ký xác nhận đơn
4. Một số quy định liên quan về trả lại đất cho Nhà nước:
Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
–
–
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất thì gửi thông báo hoặc gửi văn bản trả lại đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
Về trình tự thực hiện:
Cơ quan xác định căn cứ thu hồi đất theo từng trường hợp cụ thể tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước chính là văn bản trả lại đất của người sử dụng đất gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất sau đó Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất, tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc UBND cấp xã quản lý.
Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thông báo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về địa điểm thực hiện: tại Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có đất trong thời gian thực hiện trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
Về cách thức thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất trên cơ sở căn cứ thu hồi đất đối với từng trường hợp thu hồi đất.
Về thành phần, số lượng hồ sơ:
Về thành phần hồ sơ trình thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất được quy định tại Khoản 3 Điều 13
Đối với Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất:
– Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận về việc trả lại đất của người sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) gồm:
+ Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
+ Một trong các giấy tờ lập trước ngày 15/10/1993 có tên người sử dụng đất, bao gồm:
– Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.
– Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, có tên người sử dụng đất bao gồm:
+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;
+ Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do UBND cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
+ Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có biên bản xét duyệt và Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp.
– Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).
– Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.
– Giấy tờ tạm giao đất của UBND cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được UBND cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01/7/1980 hoặc được UBND cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
– Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15/10/1993 có tên người sử dụng đất nêu tại điểm g có xác nhận của UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.
– Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014.
– Giấy xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng đối với trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.
– Biên bản xác minh thực địa do cơ quan tài nguyên và môi trường lập (nếu có);
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
– Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất.
Về thời hạn giải quyết: Không quy định.
Về đối tượng thực hiện: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Về cơ quan thực hiện: là các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực nhưCơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan thực hiện thủ tục: Sở Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan phối hợp: Cơ quan ban hành quyết định giải thể, phá sản; Tổ chức phát triển quỹ đất, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.