Khi các đương sự trong vụ việc ly hôn có mong muốn xin cấp trích lục bản án ly hôn thì chủ thể đó phải làm đơn gửi đến cơ quan Toà án nơi giải quyết vụ việc đó. Vậy mẫu đơn trích lục bản án ly hôn bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn là gì?
Mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn là mẫu đơn do các đương sự trong vụ việc ly hôn lập ra gửi đến cơ quan
Mẫu đơn xin trích lục bản án là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến cơ quan
2. Mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày …..tháng…… năm….
ĐƠN XIN SAO LỤC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
Kính gửi:
Tội tên là: ……sinh năm:……giới tính:……(2)
Địa chỉ thường trú:… (3)
Địa chỉ tạm trú:………(4)
Tôi là (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) ………(5)
trong vụ.. ….đã được
Tôi đề nghị Tòa án cho tôi được sao lục …..bản án, quyết định nêu trên để tiện việc sử dụng.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký tên ghi rõ họ tên
3. Hướng dẫn viết đơn xin trích lục bản án ly hôn:
(1): Điền tên Tòa án nhân dân nơi giải quyết vụ việc ly hôn
(2): Điền tên, năm sinh, giới tính của người làm đơn
(3): Điền địa chỉ thường trú của người làm đơn
(4): Điền địa chỉ tạm trú của người làm đơn
(5): Điền nội dung trình bày
4. Thủ tục xin trích lục quyết định, bản án ly hôn:
– Thứ nhất, đối tượng áp dụng: Người bị kết án, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án do TAND đã xét xử sơ thẩm phúc thẩm, hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có nhu cầu sao lục các bản án, quyết định của Tòa án thì làm đơn gửi đến TAND để được cấp các bản sao. Trong đơn cần ghi rõ tên vụ án, số và ngày bản án hoặc quyết định.
– Thứ hai, hồ sơ cần thiết bao gồm:
+ Đơn sao lục bản án
+ Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân
– Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
– Trình tự giải quyết:
Khi nhận được đơn sao lục bản án thì bộ phận tiếp nhận đơn sẽ gửi lên Chánh án ký duyệt, sau đó chuyển xuống Văn phòng, Văn phòng chuyển đến cán bộ lưu trữ, cán bộ lưu trữ đến kho lưu trữ tìm hồ sơ vụ án và photo bản án trình Chánh Văn phòng ký sao y.
– Địa điểm tiếp nhận: Trụ sở Tòa án nhân dân nơi xin sao lục.
– Theo Điều 269
* Cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được Tòa án cấp sơ thẩm gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước.
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án cấp sơ thẩm
– Thời hạn niêm yết, công bố, gửi bản án,
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ bản án, quyết định của Tòa án có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
* Trình tự, thủ tục ly hôn:
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ
– Những giấy tờ cần thiết gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.
Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức ly hôn này là ở nội dung của đơn ly hôn.
Bước 2: Trình tự nộp đơn ly hôn
Theo quy định tại Điều 35
* Đối với trường hợp thuận tình ly hôn
– Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.
* Đối với trường hợp đơn phương ly hôn
Điều 39
Bước 3: Quy trình ly hôn
– Đối với ly hôn đơn phương: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện), sau đó là hòa giải, phiên tòa sơ thẩm
– Đối với ly hôn thuận tình: Thụ lý đơn , chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn , ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Như vậy, có thể thấy trình tự, thủ tục xin trích quyết định ly hôn thì người làm đơn phải gửi đơn xin trích lục bản án ly hôn đến cơ quan toà án, sau đó cơ quan tiếp nhận và thực hiện cấp trích lục bản án ly hôn của người yêu cầu khi có đầy đủ những điều kiện được cấp. Nếu trong trường hợp cơ quan toà án không thực hiện cấp trích lục bản án ly hôn theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
. Quyền, nghĩa vụ của đương sự được quy định như sau
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;
2. Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ;
3. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;
4. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án;
5. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;
6. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
7. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;
8. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản;
9. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này;
10. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.