Để được người sử dụng lao động xem xét về yêu cầu này người lao động cần viết đơn và gửi tới bộ phận có thẩm quyền giúp giải quyết vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn chi tiết mẫu đơn xin thay đổi hệ số lương.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thay đổi hệ số lương là gì?
Đơn xin thay đổi hệ số lương là văn bản do người lao động gửi đến người có thẩm quyền trong cơ sở sử dụng lao động với mong muốn thay đổi hệ số lương phù hợp với tính chất công việc mà người đó đang đảm nhận.
Đơn xin thay đổi hệ số lương là văn bản bày tỏ nguyện vọng của người lao động đến người sử dụng lao động, cũng là căn cứ để người lao động xem xét, đánh giá tình hình, tính chất công việc để quyết định cho phép hay không có phép thay đổi hệ số lương (theo hướng tăng hệ số lương).
2. Mẫu đơn xin thay đổi hệ số lương mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–0o0———-
…., ngày…tháng….năm….
ĐƠN XIN THAY ĐỔI HỆ SỐ LƯƠNG
Kính gửi:
– Ban giám đốc công ty…………
– Phòng nhân sự công ty………
Căn cứ: –
–
Tôi tên là:…………. Sinh ngày:………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…
Nơi cấp:……… cấp ngày……tháng…..năm……
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ hiện tại:……
Số điện thoại:……………
Đang làm việc tại bộ phận:…………. Chức vụ: ……
Hệ số lượng hiện tại:….
Mức lương đang hưởng:……
Lý do viết đơn: …..
– Mức lương thực tế tôi đang hưởng hàng tháng là:….…..
Tôi đề nghị Trưởng phòng nhân sự công ty Ông/Bà:…………. xem xét và thay đổi hệ số lương cho tôi để phù hợp với vị trí và tính chất công việc mà tôi đang đảm nhiệm.
Mức lương đề xuất:………
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn xin thay đổi hệ số lương chi tiết nhất:
Trước hết, người viết đơn cần ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ví dụ: Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm …..
Ở phần kính gửi, người làm đơn ghi chủ thể có thẩm quyền thay đổi hệ số lương, thường là giám đốc hoặc trưởng phòng nhân sự, và ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp mình làm việc.
Ghi rõ số hợp đồng được ký kết giữa người làm đơn và công ty, làm căn cứ chứng minh bạn chắc chắn là nhân viên của công ty.
Người làm đơn phải ghi rõ các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú được ghi theo giấy chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp; địa chỉ hiện tại là nơi người lao động đang sinh sống không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú; ghi rõ số điện thoại thường xuyên liên lạc.
Các thông tin về chức vụ, bộ phận, hệ số lương hiện tại, mức lương hiện tại được viết theo
Lý do viết đơn: người làm đơn ghi rõ lý do, ví dụ như công việc nặng nhọc, năng suất công việc cao nhưng mức lương không xứng đáng,..
Sau khi trình bày các thông tin trên, người viết đơn đề xuất hệ số lương và mức lương hợp lý, công ty sẽ xem xét và đánh giá thông qua mức đề xuất này.
Người viết đơn ký và ghi rõ họ và tên ở góc phải cuối đơn.
4. Các vấn đề về hệ số lương:
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Thông thường khái niệm hệ số lương thường gắn liền với “người lao động” là công chức, viên chức hơn là người lao động ở các cơ sở kinh doanh tư nhân, tuy nhiên điều đó cũng không loại trừ, bởi lẽ hệ số lương là một trong các yếu tố cơ bản của thang, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng.
Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Hệ số lương được hiểu là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp.
Hệ số lương vừa được dùng để tính mức lương cho các cán bộ nhà nước hoặc cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Lương cơ bản được hiểu là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hay một đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không gồm có những khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.
Hệ số lương cơ bản áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: Theo quy định của
Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, lương cơ bản không phụ thuộc nhiều vào hệ số lương mà phụ thuộc vào mức lương tối thiểu vùng: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước:
– Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
– Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
– Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
– Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.