Tôn giáo là một nét đẹp văn hóa của nhân loại, vậy thủ tục thành lập giáo xứ được pháp luật Việt Nam quy định ra sao? Mẫu đơn xin thành lập giáo xứ và hướng dẫn soạn thảo đơn chi tiết nhất sẽ được Luật Dương Gia trình bày trong bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thành lập giáo xứ là gì?
Trước hết cần tìm hiểu giáo xứ là gì? Giáo xứ (hoặc họ đạo, tiếng Latinh: paroecia hay parochia) là một cộng đoàn và đơn vị địa giới trong một giáo phận. Đây là cách phân chia về mặt mục vụ và quản trị trong một số giáo hội Kitô giáo như Công giáo Rôma, Chính thống giáo, Anh giáo, Lutheran, một số giáo hội Trưởng lão và Giám lý.
Như vậy có thể hiểu: Đơn xin thành lập giáo xứ là văn bản của đại diện hoặc nhóm các giáo dân gửi đến tổ chức tôn giáo cấp trên mục đích xin thành lập Giáo xứ tai cơ sở nơi nhóm giáo dân đang sinh sống, cư trú để hoạt động hợp pháp. Đơn xin thành lập giáo xứ phải nêu rõ nội dung thành lập, thông tin của người làm đơn….
Theo quy định hiện hành tại Điều 28 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc;
2. Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này;
3. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Điều kiện thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
2. Mẫu đơn xin thành lập giáo xứ mới nhất:
Nội dung mẫu đơn xin thành lập giáo xứ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
ĐƠN XIN THÀNH LẬP GIÁO XỨ
Kính gửi: – Giáo phận …
– Hội đồng linh mục tỉnh …
Căn cứ Quy định chung của Giáo phận ……;
Tên tôi là:… ( Cha sở… )
Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú :…
Chỗ ở hiện nay:…
Điện thoại liên hệ:……
Tôi làm đơn này xin trình bày với Giáo phận nội dung như sau:
Tại khu vực ………. hiện nay đang có khoảng … giáo dân sinh sống, cư trú. Các giáo dân này đang sinh hoạt tại giáo xứ ….. Tuy nhiên,xét hoàn cảnh thực tế, khu vực giáo dân tại đây rất xa nhà xứ tại …… Do đó, điều kiện đi lại không được thuận tiện, các giáo dân khó mà đảm bảo cho việc đi lễ và đảm bảo được quy định chung của giáo phận .
Căn cứ vào Quy định chung của Giáo phận …….., cùng với mong muốn nguyện vọng của các giáo dân tại ……. muốn có nơi sinh hoạt riêng, đảm bảo cho việc thực hiện đúng quy định của Giáo phận, bằng đơn này, tôi kính đề nghị giáo phận ….. cùng với Hội đồng linh mục xem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, cho phép giáo dân ở …. được thành lập lên giáo xứ độc lập.
Tôi xin gửi kèm theo đơn là các giấy tờ xác nhận mong muốn và danh sách giáo dân khu vực và cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định về xây dựng và hoạt động giáo xứ.
Kính mong Giáo phận và Hội đồng linh mục xem xét cho phép giáo dân tại khu vực ……. được thành lập giáo xứ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin thành lập giáo xứ chi tiết nhất:
Phần kính gửi:
Mục giáo phận: Ghi tên địa danh giáo phận
Tên tôi là: Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên bằng chữ in hoa
CMTND/ CCCD, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, số điện thoại liên hệ: Khai chính xác, trung thực thông tin cá nhân của đại diện người thành lập giáo xứ
Phần lý do viết đơn:
Ví dụ cách viết:
Tôi làm đơn này xin trình bày với Giáo phận nội dung như sau:
Tại khu vực Thị xã X hiện nay đang có khoảng 150 giáo dân sinh sống, cư trú. Các giáo dân này đang sinh hoạt tại giáo xứ An Bình. Tuy nhiên,xét hoàn cảnh thực tế, khu vực giáo dân tại đây rất xa nhà xứ tại …… Do đó, điều kiện đi lại không được thuận tiện, các giáo dân khó mà đảm bảo cho việc đi lễ và đảm bảo được quy định chung của giáo phận .
Căn cứ vào Quy định chung của Giáo phận Buôn Mê Thuột, cùng với mong muốn nguyện vọng của các giáo dân tại Thị xã X muốn có nơi sinh hoạt riêng, đảm bảo cho việc thực hiện đúng quy định của Giáo phận, bằng đơn này, tôi kính đề nghị giáo phận Buôn Mê Thuột cùng với Hội đồng linh mục xem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, cho phép giáo dân ở Thị xã X được thành lập lên giáo xứ độc lập.
Tôi xin gửi kèm theo đơn là các giấy tờ xác nhận mong muốn và danh sách giáo dân khu vực và cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định về xây dựng và hoạt động giáo xứ.
Kính mong Giáo phận và Hội đồng linh mục xem xét cho phép giáo dân tại khu vực Thị xã X được thành lập giáo xứ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
4. Thủ tục thành lập giáo xứ mới nhất:
1. Trước khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có tách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
– Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
– Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
– Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
– Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
–
– Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
3. Thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
– Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật tín ngưỡng tôn giáo ( Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016)
– Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
Điều 30. Tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc.
5. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
– Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.