Khách hàng là cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các bước qua mạng mà không cần đến trực tiếp cở đăng ký. Vậy khi nộp hồ sơ đăng ký qua mạng mà muốn rút lại hồ sơ phải làm như thế nào? Mẫu đơn rút là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện mới nhất hiện nay là gì?
Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện là mẫu đơn mà tổ chức hoặc doanh nghiệp ghi rõ thông tin và yêu cầu của mình trình lên cơ quan có thẩm quyền, đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký qua mạng để xem xét yêu cầu rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử của tổ chức hoặc cá nhân đó.
Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện là mẫu đơn mà tổ chức hoặc doanh nghiệp dùng để trình bày nội dung, yêu cầu lên đơn vị trực tiếp quản lý hồ sơ đăng ký qua mạng để xin rút hồ sơ với mục đích cụ thể.
2. Đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện mới nhất hiện nay:
Tên mẫu đơn: Đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện
Mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện mới nhất hiện nay
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày …..tháng……năm 20…..
ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ
Kính gửi: ………
Tôi tên là: … Giới tính:…..
Chức danh:… Điện thoại:…..
Sinh ngày: … Dân tộc:… Quốc tịch:…..
CMND số:…… Ngày cấp:…… Nơi cấp:…
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……
Chỗ ở hiện tại:…..
Là đại diện theo ủy quyền của công ty để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Tôi xin trình bày nội dung sau:
Ngày …/…/…….tôi đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho …, biên nhận hồ sơ số …… Nay tôi muốn rút lại hồ sơ đã nộp.
Lý do: Rút hồ sơ để…
Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai trên. Kính đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét giải quyết.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng:
1. Quốc hiệu và tiêu ngữ
2. Thông tin cá nhân:
+ Họ Tên
+ Ngày tháng năm sinh, quốc tịch
+ Chức danh
+ Nơi đăng ký hộ khẩu và chỗ ở hiện tại
3. Trình bày nội dung: Ngày…tháng…năm tôi đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho….., biên nhận hồ sơ số……nay tôi muốn rút lại hồ sơ đã nộp.
4. Nêu rõ lý do xin rút đơn
5. Ký và ghi họ tên
4. Một số quy định pháp lý liên quan:
Quy định về đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử
– Theo Điều 35
– Nếu đăng ký qua mạng điện tử, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.
– Một hồ sơ được coi là hợp lệ nếu có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử, lưu ý là tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy; các thông tin đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử. Ngoài ra, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền
Khi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử mà muốn xin rút hồ sơ cần xem xét và nắm bắt được điều kiện, thủ tục, trình tự thực hiện và kết quả khi rút hồ sơ đăng ký qua mạng. Dưới đây là quy định về rút hồ sơ qua mạng điện tử:
Các bước nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung trong trường hợp xin rút hồ sơ
– Xem
– Sửa đổi thông tin/tài liệu đính kèm
– Ký xác thực hồ sơ
– Nhận giấy biên nhận mới
Khi nào thì sử dụng đơn rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng?
Rút hồ sơ DKKD là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Hoạt động này thường phát sinh tại hai giai đoạn chính, bao gồm:
– Rút hồ sơ khi tiến hành đăng ký kinh doanh: Trong quá trình Đăng ký kinh doanh/ thành lập doanh nghiệp thì chủ sở hữu nhận ra những nhầm lẫn khi soạn thảo hồ sơ, sự nhầm lẫn ở đây có thể là về tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, số vốn góp … Buộc phải rút hồ sơ để tránh các chuyên viên xử lý và cấp một giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không chuẩn. Trên thực tế tôi cũng gặp rất nhiều trường hợp rút hồ sơ vì không muốn tiếp tục thành lập công ty.
– Rút hồ sơ trong quá trình doanh nghiệp đang hoạt động: Những người chưa có kinh nghiệm khi soạn thảo hồ sơ để thay đổi đăng ký kinh doanh thường nhầm lẫn hoặc sai sót dẫn đến tình trạng bị Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo về thay đổi. Trong trường hợp ý định thay đổi đăng ký kinh doanh không còn hoặc không biết sửa chữa hồ sơ như nào để chuẩn hơn thì doanh nghiệp thường lựa chọn là “treo” hồ sơ và không thực hiện nữa. Điều này gây phiền phức bởi lẽ trong tương lai khi doanh nghiệp muốn thay đổi thì phải gỡ hồ sơ này xuống trước rồi mới thực hiện được thủ tục tiếp theo.
Trường hợp cần rút hồ sơ qua mạng của Doanh nghiệp
– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chọn nhầm mục thay đổi loại hình đăng ký ví dụ như thay đổi thông tin doanh nghiệp, nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp khi chưa có thông báo quyết định giải thể;…
– Kê khai nhầm thông tin trong hồ sơ ví dụ như muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh nhưng trên hệ thống lại nhập vào mục thay đổi tài khoản ngân hàng,…
– Rút hồ sơ đã nộp qua mạng điện tử vì lý do nội bộ của doanh nghiệp;
– Rút hồ sơ đã đăng ký do có sự nhầm lẫn khi soạn thảo hồ sơ có thể là về tên của doanh nghiệp, thông tin địa chỉ doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp,…
Điều kiện rút hồ sơ qua mạng
– Người sử dụng có thể nộp đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử khi hồ sơ đó ở
tình trạng “Chờ sửa đổi/bổ sung”
– Hồ sơ ở trạng thái đã tiếp nhận (chưa có KQ)
Các bước thực hiện nộp đơn xin rút hồ sơ
Các bước thực hiện rút hồ sơ gồm:
Bước 1: Truy cập vào trang web đăng ký kinh doanh qua mạng.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản bằng cách nhập đầy đủ thông tin và mật khẩu sau đó chọn mục đăng nhập ở phía dưới.
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công chọn vào phần danh sách hồ sơ đăng ký, trong phần này sẽ nhìn thấy tình trạng xử lý của hồ sơ
Đơn đăng xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử cần đạt được các tiêu chí như:
– Đơn được tạo trực tuyến hoặc được quét scan từ bản giấy;
– Phải có định dang là .doc,.docx hoặc .pdf;
– Thể hiện được chính xác, toàn vẹn nội dung của văn bản giấy;
– Tên trong văn bản điện tử cần phải được đặt tương ứng với tên của loại giấy tờ trong hồ sơ bản giấy;
– Dung dượng không được vượt quá 15Mb.
Để tải đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng cần thực hiện như sau:
– Chọn vào mục tài liệu đính kèm và tải tài liệu đơn xin rút hồ sơ vào mục khác.
– Hiện nay trên hệ thống cổng thông tin chấp nhận cả hai loại tài liệu đính kèm là tài liệu đính kèm thông thường được scan có đủ chữ ký theo yêu cầu và tài liệu đính kèm có đầy đủ chữ ký số theo quy định được thể hiện ở dạng bản điện tử.
Chuẩn bị hồ sơ: Sau khi tải đơn xin rút hồ sơ và chọn nút chuẩn bị, nhập chuỗi ký tự xác nhận và nhấn nút xác nhận để hoàn thành bước chuẩn bị hồ sơ.
Khi ký số xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì cá nhân sẽ chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ mở hồ sơ cần ký, nhấn nút ký số, xác thực bằng tài khoản đăng ký kinh doanh để tiến hành ký số, xác thực.
Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được chuyển sang trạng thái đang nộp và được tự động tiếp nhận trên hệ thống thông tin về đăng ký doanh nghiệp và chuyển về tài khoản của phòng đăng ký kinh doanh để xử lý hồ sơ.
Tiếp đó hồ sơ sẽ được chuyển sang trạng thái đã gửi đi nếu được tiếp nhận thành công. Sau đó phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét đơn xin rút hồ sơ để xử lý hồ sơ do doanh nghiệp đã nộp qua mạng điện tử.
Kết quả rút hồ sơ qua mạng của Doanh nghiệp
– Sau khi hồ sơ ra yêu cầu bổ sung đã được nộp trực tuyến, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét đơn xin rút hồ sơ để xử lý hồ sơ do doanh nghiệp nộp. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ từ chối hồ sơ và doanh nghiệp tiếp tục thực hiện đăng ký hồ sơ qua mạng điện tử. Hồ sơ sẽ được chuyển sang tình trạng “Bị từ chối”.
– Sau khi hồ sơ đã ở tình trạng “Bị từ chối”, doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng hồ sơ khác.